Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NĂM RÀNG BUỘC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NĂM RÀNG BUỘC theo từ điển Phật học như sau:
NĂM RÀNG BUỘC
NĂM RÀNG BUỘC; H. Ngũ kiết sử
Năm điều ràng buộc, khiến người tu hành không giác ngộ và giải thoát được.
1. Thân kiến: mê chấp cái thân năm uẩn này (x. năm uẩn) là thường còn, là của ta.
2. Nghi: đối với chính pháp sinh lòng ngờ vực, phân vân.
3. Giới cấm thủ: mê chấp những giới điều vô lý của ngoại đạo như là phương tiện hữu hiệu đưa đến giác ngộ và giải thoát.
4. Tham: ham mê, say đắm.
5. Sân: giận dữ, bực tức.
Cắt đứt được hết năm ràng buộc đó, sẽ sớm chứng được Niết Bàn.
Năm ràng buộc kể trên, sách Phật thường gọi là năm ràng buộc thô thiển, tương đối dễ dàng cắt đứt. Vì vậy mà cũng có tên gọi là năm ràng buộc ở cấp dưới (ngũ hạ kết) hay là năm ràng buộc thô thiển (ngũ độn sử). Muốn chứng được quả A la hán, phải dứt trì thêm năm ràng buộc nữa vi tế hơn, gọi là năm ràng buộc cao cấp (ngũ thượng kết). Đó là: 1. Sắc ái kết (lòng tham cõi Trời Sắc giới); 2. Vô sắc ái kết (lòng tham cõi Trời Vô sắc giới); 3. Mạn kết (kiêu mạn); 4. Trạo kết (lòng bối rối, xao động); 5. Vô minh.
Cũng có sách gọi năm kiết sử là năm giây:
“Oan duyên nặng, năm giây khó dứt.”
(Toàn Nhật Thiền Sư)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NĂM RÀNG BUỘC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận