Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TAM ĐẠI BỘ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TAM ĐẠI BỘ theo từ điển Phật học như sau:
TAM ĐẠI BỘ
TAM ĐẠI BỘ
Tam đại bộ còn gọi là “Thiên Thai Tam Đại Bộ”, “Tam Chướng Số” do Thiên Thai Trí Gỉa Đại Sư soạn thành ba hệ điển tích căn bản của Thiên Thai, Tam Đại Bộ gồm :
– Diệu Pháp Liên Hoa Văn Cú.
– Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa.
– Ma Ha Chỉ Quán.
Mỗi bộ đều mười quyển và môn nhơn là Ngài Quảng Đãnh ghi chép thành.
Trong ấy Diệu Pháp Liên Hoa Văn Cú giảng thuật vào đời Tùy, niên hiệu Khai Hoàng năm 7 (587) ở Chùa Ngõa Quan Kim Lăng, bộ luận nhằm giải thích rõ văn cú của Kinh Pháp Hoa.
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa ban đầu thuyết ở Chùa Ngõa Quan Khai Hoàng 15 (5959) lại thuyết ở Chùa Ngọc Tuyền Kinh Châu, bộ luận nhằm giải thích đề và giáo tướng của Kinh Pháp Hoa. Ma Ha Chỉ Quán cũng thuyết cùng thời với Pháp Hoa Huyền Nghĩa, bộ luận nhằm giải thích quán tâm của Kinh Pháp Hoa.
Về việc chú sớ Tam Đại Luận, xét trọng yếu các bộ sau :
Tam Đại Bộ Khoa Văn ( trạm nhiên )
Tam Đại Bộ Bổ Chú ( Tùng Nghĩa )
Tam Đại Bộ Độc giác Lý ( Pháp Chiếu )
Theo PHDS của TN Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TAM ĐẠI BỘ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận