Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LỤC CĂN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LỤC CĂN theo từ điển Phật học như sau:
LỤC CĂN
LỤC CĂN
Lục căn là sáu cơ quan, sáu cội gốc, nơi cơ thể phát sanh sự việc :
Nhãn căn : Là con mắt nghiệp dụng của nó là chiếu soi các sắc, tức là mọi vật hữu hình
Nhĩ căn : Là lỗ tai, nghiệp dụng của nó lắng nghe tất cả các tiếng.
Tỷ căn : Là lỗ mũi, nghiệp dụng của nó là hay ngửi các mùi thơm và thúi.
Thiệt căn : Là cái lưỡi, nghiệp dụng của nó là nếm các vị và nói năng, kêu gọi.
Thân căn : Là thân thể, Chữ thân có hai nghĩa : Tích tụ các bộ phận và chỗ nương cho các căn, nghiệp dụng của nó là duyên xúc trần như : nặng, nhẹ, trơn nhám, cứng mềm….
Ý căn : Thức thứ bảy ( Mạc Na Thức ) là căn của ý thức ( tức thức thứ sáu) vì thức thứ sáu nương thức này phát sanh nên gọi thức này là ý căn vậy, thức này niệm, niệm dấy khởi sanh diệt tương tục không gián đoạn, và ý căn này không có hình tướng như các căn trên.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LỤC CĂN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận