Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ MẠT NA THỨC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ MẠT NA THỨC theo từ điển Phật học như sau:
MẠT NA THỨC
MẠT NA THỨC
末 那 識; C: mònàshì; J: manashiki; S: manas.
Thức mạt-na, thức thứ 7 trong 8 thức. Một trong các chức năng chính của nó là nhận lập trường chủ quan của thức thứ 8 (A-lại-da thức), lầm cho lập trường này là bản ngã của chính mình, vì vậy mà tạo ra ngã chấp. Bản chất của nó là suy tính, nhưng có sự khác nhau giữa nó và thức thứ 6. Nó được xem là tâm trạng của một lĩnh vực mà người ta không thể điều khiển một cách có chủ ý, thường sinh khởi những mâu thuẫn của những quyết định tâm thức, và không ngừng chấp dính vào bản ngã. Vì nó còn được xem là sự hoạt dụng của tâm thức con người – một tâm thức thấy được hạn cuộc của sự biến đổi trong vòng giới hạn – cho nên, điều tất yếu cho sự tồn tại của nó chính là việc con người có một vài điều chủ yếu tương tục biến chuyển không ngừng, mang công năng như một cơ sở của thức thứ 6. Du-già sư địa luận nói: »Mạt-na nhậm trì ý thức linh phân biệt chuyển, thị cố thuyết vi ý thức sở y 末 那 任 持意 識 令 分 別 轉 是 故 説 爲 意 識 所 依« nghĩa là: Mạt-na nhận lấy ý thức, khiến sinh khởi phân biệt; nên gọi nó là chỗ y cứ của ý thức. Thức này còn được gọi là nơi cùng tích chứa thiện ác, và nói theo lí thuyết thì nó là lĩnh vực kết nối giữa ý thức và A-lại-da thức. Gọi là »căn bản phiền não«, còn được gọi là nhiễm ô thức, có liên quan đến bốn loại ngã chướng nhiễm ô: ngã si, ngã kiến, ngã mạn và ngã ái.
Theo từ điển Phật học Đạo Uyển
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với MẠT NA THỨC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận