Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TAM GIẢ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TAM GIẢ theo từ điển Phật học như sau:
TAM GIẢ
TAM GIẢ
Để phá chấp có thực ngã, thực pháp của phàm phu, Kinh Bát Nhã làm sáng tỏ ba loại giả, gọi là Tam Ba La Nhiếp Đề, còn gọi là Tam Nhiếp Đề, Tam Giả Thị Thiết.
1. Pháp giả : Pháp là sắc tâm mà các pháp tự có, pháp này tự tính vốn là hư giả không thật, do vậy gọi là pháp giả. Các pháp sinh ra do nhân duyên, vì không có thực tính, nên tự tính đó là giả.
2. Thụ giả : Thụ là tất cả các pháp đều thụ nhận các pháp khác mà thành một thể, như thụ nhận tứ đại mà thành cỏ cây, thụ nhận ngũ uẩn mà thành chúng sinh, tức là thụ nhận lấy những cái cá biệt mà thành cái tổng thể, gọi là Thụ giả, tức là Tích tụ giả.
3. Danh giả : là cái danh của hết thảy các pháp. Danh là cái từ pháp nương vào cái ý tưởng mà giả thiết ra, do vậy gọi tên là Danh giả. Ba giả này dựa vào thứ tự quán nhập, phá bỏ thì trước hết phải phá cái Danh giả, thứ đến Thụ giả, sau cùng là Pháp giả, để mà tới được Thực tướng của các Pháp. Cái thực tướng của pháp tức là cái không vậy.
Tam giả nói trong Luận Thành Thực, phẩm giả danh tướng gồm :
1. Nhân thành giả : Tất thảy chư hữu là pháp, do nhân duyên sinh ra, không thật gọi đó là Nhân Thành giả.
2. Tương tục giả : Cái có (hữu) là do pháp trước sau tương tục mà tồn tại, gọi đó là Tương tục giả.
3. Tương đãi giả : Là đối đãi với nhau như ngắn đối với dài, đối đãi với khổ là vui, gọi đó là Tương đãi giả.
Theo PHDS của TN Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TAM GIẢ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận