Phật giáo Tây Tạng là một dạng Phật giáo, ngang qua phương pháp chuyển hóa nội tâm, cống hiến một phương pháp tích cực thăng hoa cuộc sống. Chính sự chuyển hóa được thực hiện bằng nhiều phương pháp và kỹ thuật đa dạng sẽ tác động qua lại tâm thức, với các quan năng, và hành vi của một người. Tu tập theo đó, hành giả iết cách trải nghiệm một cuộc sống lung linh đầy màu sắc và luôn luôn mới.
Nền văn hóa hiện đại dồn đẩy con người vào việc thế tục hóa đời sống của mình. Nhưng Phật giáo Tây Tạng tin rằng không có gì nằm ngoài “vùng phủ sóng” của cái linh thánh; không có gì nằm ngoài phạm vi khả biểu của tâm linh; mọi sự mọi vậ đều có thể làm cho chúng ta nhận ra những phẩm tính tâm linh sâu thẳm của chính mình. Bất cứ việc gì mà chúng ta làm, dù làm những việc đơn điệu nhất của mỗi ngày, đều có ý nghĩa. Và, khi cuộc sống qua đi, chúng ta biết đối diện với cái chết bằng một tâm trạng trong sáng và an lành; thậm chí còn thấy đó làcơ hội để chuyển hóa.
Đạo hạnh, người Tây Tạng tin rằng, là cái có thể truyền dạy và họ đã tỉ mẫn chế tác ra các nghi quỹ để đưa tâm thức đến với cảnh giới của đạo hạnh, giác ngộ. tiến trình này cần thời gian và công sức nhưng là điều có thể làm được. Đạo hạnh là thí xả, là lòng thương yêu và tánh đôn hậu; là lòng từ ái và tánh khoan dung. Phật giáo Tây Tạng hướng dẫn người ta cách làm cho bản thân thoát khỏi những chướng duyên, tức là, những sự việc làm cho người ta không thể hiện được những phẩm tính tốt đẹp nhất của mình. Mục đích tối hậu của Phật giáo Tây tạng là trở thành một người có lòng thương yêu và biết chăm chút, một người có thể vui vẻ và tròn vẹn: dù hoàn cảnh có như thế nào thì mỗi ngày đều phong phú, đều biểu lộ cảnh giới Niết Bàn – cảnh giới chánh giác.
Ánh Sáng Mật Tông được biên soạn để giới thiệu một dạng Phật giáo và trình bày phương pháp để quý vị độc giả có thể vận dụng nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Trong phần I, người viết quay về tìm hiểu quá trình phát triển của Phật giáo Tây Tạng tự cội nguồn coh đến bây giờ, vinh danh những người đã cống hiến lớn trong quá trình thiết lập Phật giáo Tây Tạng, một dạng Phật giáo mà chúng ta đang được thừa hưởng. Trong phần II, người viết giải thích những tiêu đề và những pháp môn quan trọng. Người Phật tử Tây tạng rất thiên về vận dụng. Họ triển khai những phương pháp nhằm hỗ trợ cho hành giả hành trì để đạt đến cảnh giới chánh giác nhanh chóng và viên mãn hơn. Trong phần III, người viết giới thiệu những bài tập để độc giả có thể tự mình áp dụng những phương diện khác nhau của Phật giáo Tây Tạng. Độc giả có thể thực nghiệm thiền định và biết đưa nếp sống thiền vị ào trong cuộc sống của mình. Cuối cùng độc giả có thể khai phá sâu hơn bản thân mình và sống một cách tương ứng.
1.Ba bánh xe pháp
2.Bốn bô phái PG Tây Tạng
3.Tiếng nói thời hiện đại
4.Du già và mật pháp
5.Man Tra âm thanh của chánh giác
6.Mạn đà la
7.Sinh – Tử và cảnh trung ấm
8.Chánh giác- suối nguồn của từ bi
9.Thiền quán theo phương pháp Mật tông
10.Thể nhập bằng con đường nghệ thuật
11.Võ Thuật Những Mô Thức Chánh Giác
12.Trò chuyên với khoa học
13.Thương yêu mở đường cho trí tuệ
14.Ngang Qua Biểu Tượng Vĩ Đại.
https://www.youtube.com/watch?v=q9M8GyJEGDw
Xuan Phuc Le viết
Nam mô A Di Đà Phật, nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn…..
Xuan Phuc Le viết
Nam mô A Di Đà Phật, nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn…..