Trong xã hội ngày nay, người ta thường cho rằng những người không biết tranh giành lợi ích, địa vị, tiền tài vật chất thì là người ngốc, si đần. Nhưng người xưa tin rằng, những thứ mà con người đạt được trong đời này là do phúc báo của họ mà có, tranh giành chỉ làm tổn hại đến người khác và tổn đức của bản thân mà thôi. Một khi tấm lòng rộng mở hơn thì bạn bè phú quý cũng sẽ nhiều hơn, bớt hơn thua để hạnh phúc đến gần ta hơn.
– Tranh cãi với vợ/chồng, nếu bạn thắng thì tình cảm nhạt phai. Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên thấy cảnh người vợ không thuận lợi trong công việc liền mượn cớ phát sinh bực tức cáu giận với người chồng. Người chồng vì thể diện của bản thân mà trước mặt bạn bè, người ngoài sai khiến người vợ, người vợ không chịu được cảnh ấy và thế là mối quan hệ êm đẹp trở nên bất hòa. Trên thế giới này, hai vợ chồng không phải mỗi người là 100%, mà mỗi người chính là một nửa, ghép lại thành 100% mà thôi! Hai người cùng nhau học cách đối diện với sai lầm của đối phương, giúp nhau hoàn thiện bản thân và tự hoàn thiện mình. Đã là một đôi, một cặp đâu cần phải tranh luận ai đúng ai sai để làm gì?
– Con bất hòa với cha mẹ vì tranh thắng thua. Kỳ thực, trên thế giới này không có bất luận một người nào là phải có nghĩa vụ đối tốt với bạn cả. Chỉ có cha mẹ mới có thể không so đo, tính toán đến sự báo đáp mà yêu thương chăm sóc chúng ta mà thôi. Có đôi khi, sự lo lắng của cha mẹ là vô căn cứ, sự quan tâm của cha mẹ là “không cần thiết” nhưng cha mẹ làm như vậy hết thảy đều là vì mong con cái có cuộc sống tốt sau này. Đừng tranh giành thắng thua với cha mẹ, đó mới là sự hiếu thảo lớn nhất!
– Tranh cãi với bạn hữu, nếu bạn thắng thì bạn hữu dần xa. Bạn bè đến với nhau là bởi vì có duyên mà ngàn dặm mới quen nhau, vì chí hướng hợp nhau mới hiểu nhau. Người xưa có câu: “Vàng bạc dễ được, tri kỷ khó tìm”, cho nên đừng bao giờ tranh cao thấp với bạn bè.
– Tranh cãi với khách hàng, nếu bạn thắng thì khách hàng đi mất; Tranh cãi với đồng nghiệp, nếu bạn thắng thì đồng nghiệp xa dần…
Con người ta một khi sống mà ánh mắt luôn nhìn chằm chằm vào người khác, luôn muốn hơn thua với người khác thì sống sẽ rất mệt mỏi! Sống trên đời, đừng nghĩ rằng mọi việc phải mang ra tranh đua cao thấp! Có một số thứ trong đời không phải là tranh mà có được, mà được cũng chưa hẳn là vui. Người khác có sự huy hoàng của họ, bạn cũng có sự tốt đẹp, sáng lạn của mình..
Việc tu hành của đời người quan trọng là ở chỗ làm, không phải ở lời nói, tranh biện. Chân lý không cần mỗi ngày đi tranh biện, tranh luận không ngớt, cũng không nhất định phải tranh biện hàng ngày để ra chân lý. Hết thảy chân lý và chính đạo, chỉ có chân chính dụng tâm thực tu mới có thể chân chính lĩnh ngộ.
Nếu suy nghĩ điều này một cách cẩn thận, chúng ta có thể hiểu đạo lý rằng, một người lương thiện, có nhiều khả năng không cần phải đi tranh biện với người khác. Họ sẽ không chỉ dùng lời nói để chứng minh họ đúng. Cho dù là phải đối mặt với lời phỉ báng hay bị người khác công kích, họ cũng có thể dùng hạnh động để chứng minh mình vô tội và trong sạch.
Thắng ai chớ vội vui mừng
Ai mừng vì thắng là mình đã thua.
Thật tình mà nói người thua
Tức là đã thắng chính bản thân mình:
Vô tư trong cõi Ta Bà!
Tâm mình hạnh phúc thì nào có thua!
Cuộc đời vì chữ thắng thua
Chúng sanh điên đảo tranh đua thế là:
Chiến tranh tan nát cửa nhà
Hoà bình không có thật là buồn thay!
Hơn người thì bị oán ghét
Thua người thì phải khổ sở vô cùng
Thế nên hãy sống vô tư
Hể ai muốn thắng, mình thua lo gì!
Tu mau kẻo trễ bởi vì
Cuộc đời ngắn ngủi thôi thì nhịn nhau!
Thế gian không cảnh khổ đau
Thiên đàng hạnh phúc cùng nhau tu hành!
Vui như Hoa nở trên cành
XẢ hết mọi sự hơn thua ở đời.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.