Phim cuộc đời Đức Phật Thích Ca do BBC và Discovery sản xuất
Bộ phim này là sản phẩm hợp tác của truyền hình BBC và Discovery. Bộ phim mô tả cuộc đời của Hoàng tử Tất-Đạt-Đa, quá trình Ngài thành Phật – Đáng Giác Ngộ. Bộ phim còn giới thiệu những di chỉ khảo cổ liên quan đến cuộc đời của Đức Phật cũng như giáo lý của Người. Phật Thích Ca, người sáng lập ra Đạo Phật, được sinh ra trong công viên Lumbini gần Kapilavastu, hiện nay là Nepal gần với biên giới ấn độ. Cái tên Phật Thích ca Gautama được biết qua lịch sử của Phật Thích ca là một sự kết hợp của họ tộc Gautama và tên gọi Phật Thích ca, nó có nghĩa là “Người tu hành đắc đạo” Mọi tài liệu còn sót lại của Phật thích ca là cuộc sống được viết nhiều năm sau cái chết của ông bằng những phật tử lý tưởng hoá hơn là bởi những sử gia khách quan. Vậy thì, thật khó để phân tích cơ sở lâp luận từ phần lớn những huyền thoại và truyền thuyết được lưu lại. Lịch sử về cuôc đời Phât Thích ca bởi vậy khó thiết lập, nhưng có lẽ phải dựa vào những truyện kể và những học thuyết còn lại để đưa ra được những hình dung đúng đắn về cuộc đời Đức Phật Thích Ca.
Nội dung phim cuộc đời đức Phật (Buddha)
Thái tử Siddhartha sinh ra khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, là con của Quốc vương Shuddhodana và Vương hậu Mahamaya. Khi sinh ra, trên người Thái tử đã có 32 tướng tốt và được tiên đoán sẽ trở thành một đạo sư vĩ đại. Để tránh cho chuyện đó xảy ra, quốc vương đã tìm cách đào tạo thái tử trở thành một chiến binh, sống trong cuộc đời giàu sang của vương tộc và cưới cho một người vợ xinh đẹp là công chúa Yashodhara, người sau đó đã sinh hạ một người con trai. Tuy nhiên, sau vài lần chứng kiến được nỗi khổ đau của thế gian, Thái tử Siddhartha đã từ bỏ tất cả để lên đường tu hành đi tìm chân lý. Sau nhiều năm tu hành, ông đã giác ngộ và trở thành một vị Phật. Ông bắt đầu cuộc đời của một đạo sư, truyền bá những gì mình đã giác ngộ, xây dựng nên nền tảng triết lý cho một tôn giáo dựa trên sự ôn hòa, bình đẳng và giải thoát.
Bộ phim cực kỳ hay và cảm động đã thể hiện được hạnh từ bi và trí tuệ của Đức Phật một cách rất tài tình, khéo lấy được nước mắt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem phim.
Nghe hoặc đọc thêm tác phẩm đường xưa mây trắng của thiền sư Thích Nhất Hạnh: đường xưa mây trắng
Khái quát về lịch sử ra đời và phát triển của phật giáo
Phật giáo xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ cổ đại (nay thuộc Nêpan) vào cuối thế kỷ VI trước Công nguyên. Khi ấy trong xã hội tình trạng phân chia đẳng cấp rất khắc nghiệt. Sự ra đời của Phật giáo thể hiện tinh thần phản kháng của những người nghèo, chống lại thuyết bốn đẳng cấp của đạo Bà la môn, tìm con đường giải thoát con người khỏi nỗi khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn Độ.
Theo đạo Bà la môn, mỗi người thuộc một đẳng cấp nhất định: Bà la môn, quý tộc, bình dân gồm người buôn bán, thợ thủ công, nông dân và nô lệ… tức là có bốn đẳng cấp là Tăng lữ – đẳng cấp cao quý nhất là Bà la môn sinh ra từ miệng của đấng Tối cao là thần Sáng Tạo Brahmâ và thấp hèn nhất là tiện dân-nô lệ. Người đẳng cấp nào sẽ mãi mãi thuộc đẳng cấp ấy. Không thể thay đổi.
Đạo Bà la môn chủ trương đại sát sinh và hiến tế nên gia súc bị giết chết rất nhiều để hiến tế, thậm chí tế cả người. Đối với phụ nữ, chồng chết phải hỏa thiêu và vợ cũng bị hỏa thiêu theo…
Người sáng lập Phật giáo
– Người sáng lập Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni (nghĩa là ông thánh hay nhà hiền triết của tộc người Thích Ca). Đây là tên gọi khi thành đạo. Tên thật của Thích Ca Mâu Ni là Siddhartha (Tất đạt đa) nghĩa là “người thực hiện được mục đích”, họ là Gautama (Cù Đàm), vốn là con đầu vua Tịnh Phạn. Thích Ca Mâu Ni sinh ngày 8 tháng 4 năm 563 trước công nguyên, và mất năm 483 trước công nguyên. Năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ cuộc đời vương giả của một thái tử để đi tu, tìm đường diệt khổ cho chúng sinh. Sau 6 năm, ông đã “ngộ đạo” và trở thành Thích Ca Mâu Ni (35 tuổi). Khi ấy ông lấy hiệu là Buddha có nghĩa là “người giác ngộ” (Trung quốc dịch là Phật). Người ta gọi ông là Sakya-muni (Trung quốc dịch là Thích Ca Mâu Ni – nhà hiền triết xứ Sakya).
Nguyên lý cơ bản của Phật giáo
Những nguyên lý cơ bản của Phật giáo được thể hiện trong giáo lý. Hệ thống giáo lý của Phật giáo là một hệ thống rất đồ sộ nằm chủ yếu trong Tam tạng kinh điển, gồm Kinh tạng (ghi lời Phật dạy), Luật tạng (các giới luật), và Luận tạng (các bài kinh, tác phẩm luận giải, bình chú về giáo pháp của các cao tăng và học giả sau này).
Về bản thể luận: Phật giáo đưa ra tư tưởng “vô ngã”, “vô thường”
– Vô ngã: Tất cả sự vật, hiện tượng cũng như chính bản thân ta là không có thực. Thế giới (nhất là thế giới hữu hình – con người) là do sự hợp lại của các yếu tố vật chất (Sắc) và tinh thần (Danh ). Đó là 5 yếu tố (ngũ uẩn )
+ Sắc (vật chất )
+ Thọ (cảm giác)
+ Tưởng (ấn tượng )
+ Hành (Tư duy nói chung )
+ Thức (ý thức )
Nhưng Danh và Sắc chỉ tụ hội trong thời gian ngắn rồi chuyển sang trạng thái khác, do vậy ” không có cái tôi” (vô ngã – natman).
– Vô thường: Bản chất sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển không ngừng (vô thường). Không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên, do vậy không có ai tạo ra thế giới và cũng không có gì vĩnh hằng. Sự biến hiện của thế giới theo chu trình: sinh – trụ – dị – diệt theo luật nhân quả.
Cao Chế viết
Tôi rất xem phim con đường giác ngộ này , xem phim cảm giác như mình đang được Đức Phật thuyết pháp cho mình nghe vậy
Bình nguyen viết
Tôi thích xim phim cuộc đời của đúc phạt khi xem tâm mình thầy an lạc nam mô a di đà phat
Mô Phật viết
Tại sao không xem được nữa vậy trang chủ