Biển lớn có tám đặc tính mà không ở nơi nào có được.
Thứ nhất, biển xuôi dần dần, xuôi từ từ, từ cạn đến sâu, không có thình lình, không có đột ngột tạo nên những hang, những vực…
Thứ hai, biển muôn đời vẫn đứng một chỗ, không xê dịch như sông, như suối; nó lại còn thủ phận, nhẫn nại không phá vượt qua bờ này hay qua bờ kia…
Thứ ba, biển không chứa chấp, không dung chứa những xác chết người và thú; nó quăng vất ngay lên bờ hết, không bao giờ lưu giữ những vật bất tịnh ấy trong lòng mình!
Thứ tư, phàm có con sông lớn nào như sông Gaṅgā, sông Yamunā, sông Aciravatī, sông Sarabhū, sông Mahī… khi chảy về biển lớn, chúng liền bỏ quên tên tuổi của mình để hoà nhập với cái đại đồng.
Thứ năm, dầu tất cả sông cái, sông con chảy vào biển một trăm năm, một ngàn năm; dầu mưa trên trời cũng đổ xuống một trăm năm, một ngàn năm… lòng biển cũng dung chứa hết mà không bao giờ tràn ra ngoài; nó còn chẳng vơi, chẳng đầy là khác nữa!
Thứ sáu, biển chỉ thuần nhất một vị mặn, dẫu cả triệu triệu năm cũng không thay đổi tính chất của mình.
Thứ bảy, lòng biển lớn chứa giữ tất cả châu báu của trần gian như: Trân châu (muttā), maṇi châu (maṇi), lưu ly (veluriyo), xa-cừ (sangho), ngọc bích (silā), san hô (pāvālaṃ), bạc, vàng, ngọc đỏ (lohitanko), mã não (masāragallam).
Thứ tám, biển là trú xứ của vô lượng chúng sanh – nhất là những chúng sanh lớn. Ngoài asura, nāgā, gandhabbā… còn có những chúng hữu tình dài một trăm do-tuần, hai trăm do-tuần đến năm trăm do-tuần…
Mời quý vị nghe thầy Thích Tâm Nguyên chia sẻ về câu chuyện Điều kì diệu của biển
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.