Người Phật tử muốn hướng đến giải thoát, đến Niết Bàn trước hết phải thật sự nhàm chán sanh tử và thấy được vị đắng của dòng luân hồi. Nhưng phải thấy như thế nào mới được xem là đúng mức?
Kinh nói, dòng luân hồi có bốn điều đáng sợ :
- Nāsāsattha-ullokanabhaya :
– Mối nguy hại thứ nhất trong cõi trầm luân là những HƯỚNG DẪN SAI LẠC vốn có rất dễ bắt gặp.
Không phải kiếp nào sinh ra ta cũng thờ Chư Phật là Đạo Sư trên bước đường luân hồi thác loạn, ta sẽ tôn thờ đủ mọi đối tượng từ thánh thần đến ma quỷ … mà dĩ nhiên là rất hiếm khi gặp được đối tượng xứng đáng, chính vị đạo sư của chúng ta cũng đóng góp phần nào sự siêu đọa của chúng ta.
- Vinipātabhaya :
– SỰ TRÔI DẠT VÔ ĐỊNH TRÊN DÒNG TRẦM LUÂN.
Không một phàm phu nào có thể chọn lựa chỗ tái sanh của mình theo như ý muốn. Đây là mối nguy hại thứ hai của kiếp luân hồi.
Ai dám quả quyết rằng sau kiếp sống này mình sẽ sanh về đâu, ác thú hay lạc cảnh. Trên dòng sanh tử diệu vợi điều đó càng mơ hồ, bấp bênh hơn nữa.
- Apāyabhaya :
– ĐỌA XỨ LUÔN CHỜ ĐỢI SẲN SÀNG ĐỂ MỜI ĐÓN.
Quả thật vậy, trừ ra Bậc Thánh Nhân rồi thì tất cả chúng sanh phàm phu còn lại đều rất có thể đọa lạc khổ thú. Kể cả những vị từ Phạm Thiên Giới sanh xuống, từ kiếp thứ ba trở đi, vấn đề sanh thú cũng trở nên bất định. Bởi vì ta nên hiểu rằng các chúng sanh thường có khuynh hướng huân tập Ác Pháp hơn là tạo trữ Thiện Pháp cho nên sự đọa lạc khổ thú dễ xảy ra hơn là việc siêu sanh lạc cảnh.
- Duccaritabhaya :
– Như đã nói, Ác Nghiệp dễ làm hơn thiện sự, HUÂN TẬP BẤT THIỆN NGHIỆP MAU CHÓNG HƠN VUN BỒI THIỆN DUYÊN.
Đó là mối nguy hiểm thứ tư mà ta cần phải nhìn thấy khi quán xét đến khía cạnh cay đắng của kiếp sống sanh tử, trầm luân. Để rồi từ đó có một nhận thức đúng đắn về tình trạng hiện tại của mình và hướng tâm đến sự chứng đạt Niết Bàn một cách chín chắn.
Đó là những gì cần hiểu trong vấn đề bất tri Diệt Đế vậy.
Abhidhamma pitaka (nhiều tác giả)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.