Kinh Lăng nghiêm có nghĩa là cứu cánh kiên cố, là nghiên cứu và tu tập về Tâm, và thân ta gồm 6 căn 6 trần 6 thức. Chủ yếu với các nan đề như làm sao hiểu được tánh giác rồi từ đó tánh giác nầy áp dụng cho 6 căn là tánh thấy tánh nghe … rồi áp dụng 6 trần và 6 thức, sau đó gom các thức lại là tâm thì tại sao Phật dạy vạn pháp không tự nhiên mà có và cũng không do duyên mà thành tất cả do tâm biến hiện? Như vậy thuyết duyên khởi có sai không? Tại sao thực tại tương đối không thật? Như thế ta cần học hiểu rõ:
- Phật tánh là tánh giác có trong muôn loài là gì?
- Giác ngô là gì ?
- Giác ngộ áp vào 6 căn là gì?
- Tâm là gì?
- Tại sao vạn pháp do tâm biến hiện mà không tự nhiên mà có và không do duyên mà thành?
Phật dạy rõ ràng và quá chi tiết về Tâm. Nên phân biệt kỹ lưỡng thế nào là vọng tâm, và chơn tâm, động và tịnh. Bản chất lục căn, lục trần, tướng không của chúng thật sự có sẳn, và hiện hữu đồng thời với nhau trong hư không và chẳng có nhân duyên nào là chủ yếu, cũng chẳng phải tự nhiên chúng được thu nhận bởi lục thức hay tâm thức; do khi lục căn và lục trần hòa hợp với nhau mà thành lập, cũng như chẳng phải tự nhiên chúng ta nắm bắt được bản giác mà phải tri nhận tâm thức vừa hòa hợp bởi căn trần. Trong kinh Lăng Nghiêm chủ đích của Phật muốn chỉ cho hội chúng biết mọi người đều có tánh giác trong sáng, gọi là Tánh Giác Diệu Minh (Diệu Tánh Chơn Như) hay Như Lai Tạng hay Chơn Tâm… Sáu căn là gốc luân hồi, sáu căn cũng là gốc giải thoát. Trong cái thấy biết của sáu căn, chạy theo phân biệt là gốc vô minh, trong cái thấy vô phân biệt là Niết Bàn. Ðó là con đường trở về Tánh Giác. HT. Thích Huệ Hưng phỏng dịch: ” cảnh là pháp trần, tâm sanh phân biệt, cảnh và tâm không thể rời nhau, mà tự cho là thanh tịnh, kỳ thật toàn là hư vọng loạn động và hư chuyển. Nếu định có xuất có nhập, đều thuộc vi tế phân biệt, chỉ nương vào vi tế phân biệt đó để duy trì cảnh tịch tịnh kia, một khi không phân biệt nữa, cảnh tịch định liền mất, gọi là xuất định. –Ðó là nguyên nhân cố gắng cưởng ép tâm thức sanh diệt để cho yên định, sự thật chưa tỏ ngộ được chơn tâm bất động sẵn có, đã nhận lầm giả tưởng là chơn thật.– Tu Lăng Nghiêm đại định không thể như vậy.” Cho nên, tu Lăng Nghiêm hành giả, phải giữ giới luật nghiêm minh, đặc biệt là tâm chẳng dâm dục, hoặc chỉ có tâm chú, nghĩa là khi niệm thầm thần chú, ta biết có niệm thức, hoặc giả, trong tứ oai nghi lúc nào cũng tĩnh giác. Phật dạy đầu tiên pháp thiền Tam Ma Ðề, gọi là Ðại Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương, là đường lối vi diệu trang nghiêm, cũng là pháp môn đưa đến giải thoát cuối cùng của mười phương Như Lai. Chúng sanh từ vô thủy đến nay, sanh tử liên tục, chỉ vì chẳng biết chơn tâm thường trụ, thể tánh trong sạch sáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơn nên có luân hồi. Mười phương chư Phật cùng một đạo lìa khỏi sanh tử đều do trực tâm, vì tâm hạnh và lời nói ngay thẳng, như thế từ đầu đến cuối, cho đến các ngôi bậc, ở khoảng giữa chẳng có các tướng quanh co. Cho nên:
– Tri thức đúng cái tri thức sai lầm của chủ khách (nhị nguyên) là giải thoát mọi phiền não, nhân duyên chằng chịt, cũng là tự giác và giác tha.
– Hành trình đi đến chân nguyên là sự miên mật “Thắp sáng hiện hữu” trong từng khoảnh khắc sống tĩnh giác với “Tâm bình thường”, an nhiên tự tại.
Phật tánh là tánh giác có trong muôn loài là gì?
Kiếp người như một dòng sông tâm thức trôi lăn mãi mãi trong luân hồi. Phật đã đi qua và tìm ra đường giác ngộ thoát khỏi dòng sinh diệt đó. Là con Phật thì nguyện đi theo vết chân ngài với lòng tín nguyện và hạnh. Từ bi và tuệ giác, từ bi là bồ tát hạnh, tuệ giác là chủng tử chứng phần. Duy thức luận cho rằng ý thức gồm có 4 phần: kiến phần, tướng phần, tự chứng phần (awareness), chứng tự chứng phần (awareness of awareness). Chứng tự chứng phần là tánh giác ngộ của chúng ta và chư thiên, loài vật khác không bao giờ có được vì nó không có uẩn thức. Ý thức của chúng ta khi sinh ra có được gọi là tâm.Tức là 4 uẩn còn lại sau uẩn sắc là thân thể của chúng ta. Thức thọ tưởng hành uẩn là tâm của chúng ta. Ý thức là một phần trong tâm ta là sự hoạt động của não bộ khi nói về hình tướng. Nó là một năng lượng khi nói về bản chất. Kiến phần là phần của chủ thể là 6 căn của chúng ta kết hợp với trần cảnh tạo ra thức.Trần cảnh chính là đối tượng của căn gọi là tướng phần. Khi có ý thức thì ta có sự giác đơn giản của não bộ gọi là tự chứng phần tức là biết rõ đối tượng bởi thức. Tự chứng ta chứng nhận biết rõ đối tượng là gì gọi cho nó một cái tên với hình dáng và tánh chất của nó. Cái biết thứ nhất gọi là ý thức phân biệt là giác đầu tiên awareness or concious. Phật nhìn ra được tất cả vạn vật hữu tình hay vô tình đều có cái giác đầu tiên này gọi là Phật tánh. Có nghĩa là vạn vật đều hình như có cái biết để tự nó nó sinh tồn. Trái đất tự nó biết cách để tự nó sinh tồn bằng cách quay xung quanh mặt trời và quay chính nó, rồi có một lớp khí quyển bao bọc để tiêu diệt bất cứ vật lạ thiên hà nào bay vào trái đất sẽ bị cháy rụi vì lớp khí quyển này. Mọi vạn vật đều có bản năng sinh tồn nhất là các con vật loại hữu tình. Bản năng sinh tồn đó là cái biết đầu tiên của vạn vật gọi là tự chứng phần của ý thức. Ngay nguyên tử nhỏ bé nhất cũng có electron mang điện tích negative bay chung quanh nhân có điện tích positive là đối nghịch. Như vậy nó sẽ bị hút nhập vào nhưng nếu nó nhập vào nhân thì sẽ tiêu diệt chết nên nó phải bay chung quanh với một quỷ đạo cố định để tự nó sinh tồn không bị tiêu diệt. Bản năng sinh tồn là cái biết thứ nhất của chúng ta. Kế đến là ý thức còn có một cái biết thứ hai là chính ta biết rằng, trực giác rằng ta đang biết cái bản năng sinh tồn đó gọi là chứng tự chứng phần (awareness of awareness) Đó là tánh giác ngộ của chúng ta, chỉ có con người và chư thiên có tánh chất này mà thôi. Phật dạy giác ngộ không phải là điểm dừng lại cuối cùng. Qua bên kia sông thì bỏ lại chiếc bè rồi tiếp tục đi tiếp đó là thực hành giác ngộ.
Giác ngộ là gì ?
Đức Phật ngồi thiền dưới cội bồ đề và đã đắc đạo giác ngộ chánh đẳng chánh giác. Giác ngộ là tìm ra được chân lý và đã khai mở pháp luân Tứ Diệu đế là giải thoát kiếp người của chúng sinh. Như vậy giác ngộ không có nghĩa là ta học bài rồi trả bài, mà là ta tự tìm ra chân lý giải thoát cho chính chúng ta. Đó là tự thấp đuốc mà đi giải thoát. Chúng ta theo gót chân Phạt mà đi giải thoát chính mình. Và sau đó tu Bồ tát hạnh đi độ tha cho người. Là con Phật chúng ta ai ai cũng mong sao mình tu tập tinh tấn theo Phật mà đạt giác ngộ, nhưng sự mong cầu này là điều không chỉ dừng lại ở điểm mong cầu. Cuối cùng là sự hủy diệt luôn lòng mong cầu này để đi xuyên qua tánh rỗng lặng Không của dòng tâm thức. Chính đó là sự tuyệt đối của giải thoát không còn bị trói buộc vào bất cứ điều gì nên tự do hoàn toàn. Tự do, trống rỗng không, vô ngã, nhận chân được tánh như thị của vạn pháp thật tướng của vạn pháp. Sự sáng suốt sau thiền định và khám phá chân lý của vạn pháp theo Phật là con đường giác ngộ. Tương tự như hình ảnh của mặt biển đang sóng bởi gió nổi lên. Tu tập làm cho sóng gió đó bị diệt, mặt biển phẳng lặng yên ấm và từ đó nước biển trong suốt bởi sự lặng yên, ta có thể tìm thấy đáy biển bởi sự quán chiếu trong thiền quán. Quán là đưa tâm đến đối tượng, chiếu là thấy biết rỏ. Tuệ giác sẽ lóe lên từ sự quán chiếu ấy mà ngộ đạo. Đứng vẻ mặt khoa học, khi quán chiếu mà nhìn tận đáy biển thấy rõ chân lý thì ít ra chúng ta cũng đã từng học Phật pháp để cấy các chủng tử Phật vào trong tận đáy của biển đó thì mới thấy được chân lý Phật dạy. Tư duy một cách logic là học Phật pháp rồi tu tập thiền định, thiền quán mà ngộ ra chân lý bằng các phép buông xã không trói buộc và tĩnh thức bằng chánh niệm như lý tác ý mà hành động từng ngày. Muốn bậc lên tánh giác thì phải tự do tuyệt đối, không bị trói buộc bởi ý thức suy luận của cái tôi cái ngã chính mình. Từ đó mới nhìn ra sự chân thật của vạn pháp, không do cái ý thức gán ghép của chính mình vào đó. Vì vạn pháp do thức mà có, và thức này là của chính chúng ta tạo ra. Duy thức đã cho rằng chứng tự chứng phần của ý thức là điều hợp lý với tánh giác này. Có rất nhiều hành giả nghiên cứu của tánh giác từ thủy giác đến chân giác của dòng tâm thức con người. Nhưng quy tụ lại chính là chứng tự chứng phần của ý thức mà thôi. Thiền tông cho rằng tánh giác đã có sẵn trong chúng ta từ khi sinh ra nằm trong tàng thức gọi là Phật tánh. Chỉ cần vén mây tan thì trăng sẽ hiện rõ ra mà thôi. Vấn đề đặt ra là làm sao vén mây tan, và trăng hiện ra thì phải có trăng thì nó mới hiện ra được. Vậy làm sao vén mây tan? Làm sao chắc chắn có trăng để hiện ra là điều hành giã tu tập cần phải hiểu.Thiền tông giải đáp trăng đã có sẵn trong chúng ta là Phật tánh và vén mây tan bằng thiền công án. Các môn phái khác thì không cho là như vậy. Trăng có bằng tu tập học tập tư duy Phật pháp, và vén mây tan bằng thiền chỉ thiền quán tùy theo từng pháp môn tu tập. Trên góc độ khoa học ngày nay, viện đại học Cambridge University đã nghiên cứu và kết luận là muôn loài vật hữu tình đều có khả năng nhận biết để tự bảo tồn gọi là cái biết (conscious), riêng chỉ con người thì có thêm cái biết nữa gọi là self-aware. Họ giải thích là cái biết là biết chính mình và biết chung quanh mình, còn cái biết self-aware là biết thứ hai biết mình đã biết cái biết thứ nhất. Nguyên văn đại học Cambridge 2012 hội nghị các nhà Thần kinh học như sau: On July 7 this year, a group of neuroscientists convening at Cambridge University signed a document officially declaring that non-human animals, “including all mammals and birds, and many other creatures, including octopuses” are conscious. Humans are more than just conscious—they are also self-aware. Scientists differ on the difference between consciousness and self-awareness, but here is one common explanation: Consciousness is awareness of one’s body and one’s environment; self-awareness is recognition of that consciousness—not only understanding that one exists, but further understanding that one is aware of one’s existence. Another way of thinking about it: To be conscious is to think; to be self-aware is to realize that you are a thinking being and to think about your thoughts. Presumably, human infants are conscious—they perceive and respond to people and things around them—but they are not yet self-aware. In their first years of life, infants develop a sense of self, learn to recognize themselves in the mirror and to distinguish their own point of view from other people’s perspectives. Thật là ấn tượng khi cách nay cả ngàn năm Duy thức luận ra đời đã cho rằng ý thức có 4 phần kiến phần tướng phần tự chứng phần và chứng tự chứng phần. Tự chứng phần rất trùng hợp chữ conscious và chứng tự chứng phần trùng hợp với chữ self-aware. Hiểu rõ là tự chứng phần là ý thức suy nghĩ (to think) còn chứng tự chứng phần là nhận biết mình đã biết cái biết thứ nhất. Khi còn trẻ mới sinh ra thì biết cái biết thứ nhất và khi lớn lên nhận biết cảm nhận được (recognize) cái biết thứ hai này. Chính nhờ cái biết thứ hai nầy gọi là trực nhận trực giác nên hành giã mới tu tập ngộ đạo giác được đạo gọi là giác ngộ. Theo nhà thần kinh học thì sel-awareness là phát hiện biết rằng bạn đang suy tư về bạn đang là và nghĩ biết rằng bạn đang tư duy đó, tương tự như bạn nhìn bạn trên mặt kính.
Giác ngộ áp vào 6 căn là gì?
Theo kinh Lăng nghiêm Phật giảng về Tánh thấy tánh nghe là các tánh giác áp dụng vào 6 căn. Về tánh thấy, Phật bảo: – A Nan nên biết ! Kiến tinh này chẳng từ sáng, tối ra, chẳng từ con mắt ra, cũng chẳng từ hư không ra. Tại sao? Nếu từ chỗ sáng ra, thì khi tối, kiến tinh đã theo sáng diệt, lẽ ra chẳng thể thấy tối; nếu từ chỗ tối ra, thì khi sáng, kiến tinh phải theo tối diệt, lẽ ra chẳng thể thấy sáng. Nếu từ con mắt ra thì chẳng có sáng tối, vậy biết kiến tinh chẳng có tự tánh. Nếu từ hư không ra, thì nhìn ra ngoài thấy cảnh trần, xoay về phải thấy con mắt lại, hư không tự thấy có liên quan gì chỗ nhập của ngươi? Vậy biết Nhãn Nhập hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên cũng chẳng phải tánh tự nhiên.
-Tánh của bổn thức rõ ràng chơn tri, (bổn giác vốn sáng tỏ là giác minh, phân biệt mà chẳng năng sở đối đãi là chân thức), diệu giác trạm nhiên, như như bất động, chẳng thể nghĩ lường được, đầy trùm pháp giới, hiển bày khắp mười phương hư không đâu có xứ sở, tùy theo nghiệp của chúng sanh biến hiện các cảnh giới hiện hữu. Người thế gian chẳng biết, lại mê lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên, ấy đều là do tâm thức phân biệt suy lường. Phàm là lời nói đều chẳng phải nghĩa thật. Vậy, tánh hư không cùng khắp, vốn chẳng lay động. Nên biết hiện tiền địa, thủy, hỏa, phong và hư không gọi là Ngũ Ðại, támh chát viên dung, đều là Như Lai Tạng, vốn chẳng sanh diệt. (Quyển ba, HT. Thích Duy Lực dịch)
Từ Lục Nhập đến thập nhị xứ, mười tám giới cùng thất đại vốn vô sanh và tương quan lẫn nhau, Phật đã vạch rõ dòng tâm thức (lục căn, lục trần, lục thức cùng với địa, thủy, hoả, phong, không, kiến, thức đại) huyễn hóa như vậy, thì tánh giác (diệu tánh chơn như) đồng nghĩa với Như Lai Tạng. Như Lai Tạng, tánh thức minh tri chơn thức. Biết được rõ ràng chơn thức nghĩa là bổn tánh vốn chơn minh, lìa năng sở đối đãi, thường hằng, hiển bày khắp mười phương, bao la như hư không vô tận.
Vậy ta hiểu thế nào về cái thấy và tánh thấy từ đó suy ra tánh nghe tánh biết của 6 căn rồi đến 12 xứ 18 giới 7 đại. Khi nhìn đối tượng căn mắt ta cần có đối tượng là ánh sáng vật phản xạ ánh sáng và não bộ để thức tạo ra và phần võ não để biết được cái thấy. Vậy cái thấy này chính là hoạt động não bộ của ý thức mà có. Đó chính là phần tự chứng phần của ý thức theo duy thức học. Nó cũng chính là Phật tánh của vạn vật vũ trụ nầy, còn gọi là awareness hay consciousness. Tức là căn tiếp xúc trần cảnh tạo ra thức biết consciousness hay awareness hay Phật tánh. Sau khi thức biết này có rồi, ta quán chiếu nó bằng thiền định tức là ta thoát ra khỏi cái tôi cái bản năng sinh tồn của mình mà tư duy và nhận ra nó bằng cảm nhận (recognize) trực giác là ta biết rằng, ta thấy rằng, ta đã thấy đối tượng đó bằng chính mắt ta. Cái nhận biết thứ hai này chính là Tánh thấy hay tánh giác áp vào căn mắt để thấy. Theo Nguyên thủy là ta thiền Tứ Niệm Xứ thấy tâm ta có thấy đối tượng theo hình dáng màu sắc nó khởi lên tâm sở của ta nhận biết cái thấy đó. Đó chính là tánh thấy self-awareness of looking. Hiểu một cách khoa học ngày nay như trên chúng ta hiểu rõ tánh thấy tánh nghe tánh giác, như thế ta thoát ra khỏi cái thân ta nhìn vào con người của chính ta mà cảm nhận được biết rõ về 6 căn 12 xứ 18 giới 7 đại. Nguyên thủy giải thích quy trình tuệ giác theo 7 giác chi như sau: Con người có 2 mắt để thấy, nhưng tuệ giác là thấy biết của con mắt thứ ba. Đúng theo lập luận của khoa học ngày nay conscious thì có self aware tức là mắt thứ ba. Tiến trình đạt tuệ gồm có từ linh tánh đến trực giác tâm linh rồi thông và cuối cùng là tuệ giác. Tuệ giác bị che mờ bởi hai việc 5 triền cái và 5 kiết sử.
Triền cái là che mờ, kiết sử là trói buộc. 5 triền cái là tham, sân, nghi, hôn trầm thụy miên, trạo hối. Còn 5 kiết sử trói buộc là: tham sân nghi giới cấm thủ, thân kiết. Như vậy muốn có tuệ giác thì phải xuyên thủng 5 triền cái và 5 kiết sử đó bằng hai việc. 1 là phương pháp khai thị là học tập tư duy Phật pháp. 2 là phương pháp thực hành tu tập. Nếu chỉ thực hành mà không khai thị trước thì dễ bỏ ngang giữa đường và không tinh tấn. Khai thị mà không thực hành thì coi như bỏ không tu. Nhờ khai thi học lý thuyết mà ta có thể thực hành thiền quán và thiền định mà đạt tuệ giác. Trong phương pháp thực hành gồm có hai cách: quán chiếu thân tâm và dụng công thiền định. Kinh dạy không nói rõ như khoa học ngày nay mà chỉ nói về tâm, chúng ta phải hiểu tâm đó là ý thức là conscious. Tâm đó do đối cảnh tức là có đối tượng mới sinh ra tức là căn áp với trần cảnh sinh ra thức. Vì trần cảnh mình không thay đổi được, nên tu là quán chiếu để thay đổi thức. Kinh dạy thay đổi thức bằng quán chiếu thay đổi nhận thức, cho dù đối cảnh không thể thay đổi nên bằng cách biến thức thành trí. Tương tự như khoa học ngày nay chúng ta quán chiếu tư duy thực hành làm sao từ conscious ra được self-aware để có một tuệ giác mới. Kinh dạy rằng ta diệt bỏ kiết sử và triền cái rồi đạt đến thông và tuệ. Muốn được như vậy ta phải chiến đấu diệt vô minh, dục, chấp thủ, phiền não bằng thất bồ đề phần tức là thất giác chi. Trong đó Tứ niệm xứ quán là điều căn bản. Kinh Vi diệu Pháp dạy kỹ về tâm và tâm sở rất chi tiết để chỉ dẫn chúng ta quán chiếu tâm. Thật ra là tư duy của ý thức ta để nhận được self-awareness từ trong ý thức mà có. Khoc học ngày nay dạy rằng muốn có nó thì phải có kiến thức học hỏi Phật pháp tức là chánh tri kiến của Nguyên thủy. Muốn nhận ra bản thể thì từ hình tướng hiện tượng mà suy luận ra được. Trong khi Đại thừa thì cho rằng chân tâm chân như đã có sẵn không cần phải học tập mới có được của Thiền tông. Nguyên thủy dạy rằng trong lúc ta chưa đạt tuệ giác, có khi ta phải quán chiếu đi đứng nằm ngồi của than, rồi quán chiếu trong công việc đang làm, người đối diện và tự quán chiếu chính mình, rồi tọa thiền Tứ niệm xứ quán tâm và nghiệp. Lấy ý dẫn đầu các pháp tức là quán chiếu để thay đổi nhận thức chứ không thay đổi đối cảnh. Vì đối cảnh có hình tướng tánh chất và bản thể cần quán chiếu để hiểu rõ liên hệ nó tạo nghiệp mà tu tập. Việc này rất phù hợp khoa học ngày nay là muốn có self-aware thì chỉ có từ ý thức conscious mà có tức là dùng quán chiếu mà có chứ không có từ bên ngoài lấy vào.
Tâm là gì?
Rất nhiều người cho rằng chữ Tâm có được sau khi Duy thức ra đời đó là tâm thức. Nhưng theo Nguyên thủy tâm có trong kinh Vi diệu Pháp với tâm và tâm sở. Rồi kinh Hoa nghiêm là kinh đức Phật giảng đầu tiên cho Bồ Tát chư thiên sau khi đắc đạo là nói về tâm. Duy thức thì tâm vương và tâm sở chân tâm và vọng tâm. Đến kinh Lăng nghiêm tâm được nói đến như là mấu chốt của kinh vì kết luận của vạn pháp do tâm biến hiện. Vậy tâm là gì? Phật dạy kinh Lăng Nghiêm về phá chấp tâm ở trong thân:
– Bạch Thế Tôn! Tất cả mười loại chúng sanh trên thế gian đều cho tâm thức ở trong thân. Nay con nhận được mắt con ở trên mặt con và tâm thức ở trong thân, như mắt Thanh Liên Hoa của Như Lai ở trên mặt Như Lai vậy.
Phật bảo:
– A Nan! Nay ngươi ngồi trong giảng đường của Như Lai, nhìn thấy rừng Kỳ Đà ở chỗ nào?
– Bạch Thế Tôn! Giảng đường rộng rãi thanh tịnh này trong vườn Cấp Cô Độc, còn rừng Kỳ Đà thì ở ngoài giảng đường.
– A Nan! Bây giờ ngươi ở trong giảng đường trước tiên thấy gì?
– Bạch Thế Tôn! Con ở trong giảng đường trước thấy Như Lai, sau thấy đại chúng, rồi nhìn ra ngoài mới thấy rừng cây.
– A Nan! Ngươi thấy rừng cây, do nhân nào được thấy?
– Bạch Thế Tôn! Vì cửa sổ giảng đường mở trống nên con ở trong thấy suốt bên ngoài.
Phật bảo A Nan:
– Như ngươi vừa nói, thân ở trong giảng đường, nhờ cửa mở trống nên thấy rừng cây; mà có chúng sanh nào ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài chăng?
– Bạch Thế Tôn! Ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài thì chẳng đúng.
– A Nan! Ngươi cũng như vậy, linh tâm của ngươi tất cả sáng tỏ, nếu tâm sáng tỏ hiện tiền của ngươi thật ở trong thân thì trước tiên phải thấy rõ trong thân. Vậy có chúng sanh nào trước thấy trong thân rồi sau mới thấy vật bên ngoài chăng? Dẫu chẳng thấy được tim, gan, tỳ, vị, thì các chỗ: móng ra, tóc dài, gân chuyển cũng phải thấy chứ, sao lại chẳng thấy? Nếu trong thân còn
chẳng thấy thì làm sao thấy vật bên ngoài? Cho nên ngươi nói “Cái tâm giác tri trụ ở trong thân” là chẳng đúng. (Tự tánh bất nhị, vốn chẳng có nghĩa đúng và chẳng đúng, chỉ vì trị bệnh chấp thật nên nói chẳng đúng).
Phá chấp tâm ở ngoài thân
A Nan cúi đầu bạch Phật:
– Con nghe lời dạy của Như Lai, ngộ được tâm con thật ở ngoài thân. Tại sao? Ví như đèn thắp trong phòng thì trước phải chiếu sáng trong phòng, rồi sau mới từ cửa rọi ra ngoài sân. Tất cả chúng sanh chẳng thấy trong thân, chỉ thấy ngoài thân, cũng như ngọn đèn ở ngoài phòng chẳng thể chiếu sang trong phòng, nghĩa này rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ, vậy so với nghĩa lý rốt ráo của Phật chẳng sai ư?
Phật bảo A Nan:
– Các Tỳ Kheo vừa theo ta khất thực trong thành rồi trở về rừng Kỳ Đà. Ta đã thọ trai xong, ngươi thử nghĩ, trong số Tỳ Kheo, chỉ một người ăn mà các vị khác được no chăng?
– Bạch Thế Tôn! Không ạ! Tại sao? Dù các Tỳ Kheo đều là bậc A La Hán, nhưng cơ thể chẳng đồng, đâu thể một người ăn mà khiến cả chúng đều no.
– A Nan! Nếu tâm giác tri của ngươi thật ở ngoài thân thì trong ngoài khác nhau, chẳng có liên quan, hễ tâm biết thì thân chẳng biết, thân biết thì tâm chẳng biết. Nay ta đưa tay cho ngươi xem, trong lúc mắt thấy, tâm ngươi biết được chăng?
– Bạch Thế Tôn! Vâng biết.
– A Nan! Nếu thân và tâm cùng biết một lượt thì sao lại nói tâm ở ngoài thân? Nên biết, ngươi nói “tâm giác tri trụ ở ngoài thân” là chẳng đúng.
Phá chấp tâm ẩn núp sau con mắt
– Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy, chẳng thấy bên trong nên chẳng ở trong thân; thân tâm cùng biết một lượt chẳng thể rời nhau nên chẳng ở ngoài thân, nay con thiết nghĩ tâm ở một chỗ.
– Ở chỗ nào?
– Tâm giác tri này đã chẳng biết trong mà thấy bên ngoài, theo con nghĩ là nó ẩn núp sau con mắt. Ví như có người lấy chén lưu ly úp vào hai mắt (ngày nay có thể nói là đeo kính), tuy có vật úp ở ngoài mà chẳng ngại nhãn căn, tùy sự thấy liền phân biệt được. Tâm giác tri của con chẳng thấy bên trong vì ở nơi con mắt, thấy rõ ràng bên ngoài vì ẩn núp sau con mắt.
Phật bảo A Nan:
– Theo lời ngươi nói, tâm núp sau con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly, vậy thì lúc thấy núi sông, mắt thấy chén lưu ly chăng?
– Bạch Thế Tôn! Thật thấy chén lưu ly.
– A Nan, con mắt núp sau chén lưu ly thì thấy được chén lưu ly; còn tâm núp sau con mắt sao chẳng thấy mắt? Dù cho là thấy mắt, mắt tức là cảnh, cảnh làm sao thấy cảnh? Nếu chẳng thấy mắt thì ngươi nói “Tâm giác tri ẩn núp sau con mắt” là chẳng đúng.
Phá chấp tâm ở chính giữa
– Bạch Thế Tôn! Khi Phật với Văn Thù và các Pháp Vương Tử luận về thật tướng, con cũng nghe Phật nói tâm chẳng ở trong cũng chẳng ở ngoài. Theo như con nghĩ, vì chẳng biết trong nên chẳng phải ở trong, thân tâm cùng biết một lượt nên chẳng phải ở ngoài, nay cùng biết một lượt mà chẳng thấy bên trong, tất phải ở giữa.
– Ngươi nói “ở giữa” thì cái chính giữa ấy phải rõ ràng, chẳng phải không chỗ. Theo ngươi suy xét, giữa ở chỗ nào? Ở nơi xứ (12 xứ, gồm cả lục căn, lục trần) hay ở nơi thân?
– Nếu ở nơi thân, nơi ngoài da thì chẳng phải là giữa; ở giữa thì đồng như ở trong. Nếu ở nơi xứ, là có thể nêu ra hay chẳng thể nêu ra? Nếu chẳng thể nêu ra thì đồng như không có; nếu có thể nêu ra lại chẳng định được chỗ nào. Tại sao? Ví như có người cắm cây nêu làm chính giữa, nhìn từ phương Đông thì cho cây nêu ở phương Tây, nhìn từ phương Nam thì cho cây nêu ở phương Bắc, cái thể giữa được nêu ra đã lẫn lộn thì tâm cũng thành rối loạn, chẳng rõ ở đâu.
A Nan thưa:
– Con nói “chính giữa” chẳng phải hai thứ này. Như Thế Tôn nói: Nhãn căn và sắc trần duyên nhau sanh ra nhãn thức. Nhãn căn phân biệt, sắc trần vô tri, thức sanh nơi giữa, tức là tâm vậy.
Phật bảo:
– Nếu tâm ngươi ở giữa căn trần, vậy tâm thể này gồm cả hai hay chẳng gồm? Nếu gồm cả hai thì vật và thể xen lộn, vật thì vô tri, thể thì có biết, thành hai thứ đối địch, lấy gì làm giữa? Nếu lìa biết (căn) và không biết (trần) thì chẳng có thể tánh, vậy lấy tướng nào làm chính giữa? Nên biết
ngươi nói “Tâm ở chính giữa” là chẳng đúng.
Phá chấp “tất cả vô truớc” là tâm
– Bạch Thế Tôn! Khi xưa con thấy Phật với bốn đại đệ tử (Mục Kiền Liên,Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na và Xá Lợi Phất) cùng chuyển pháp luân, thường nói”cái tâm giác tri chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, cũng chẳng ở giữa, chẳng ở chỗ nào cả, tất cả vô trước gọi là tâm”. Vậy con vô trước, được gọi là tâm chăng?
Phật bảo A Nan:
– Ngươi nói cái tâm giác tri chẳng ở chỗ nào cả, vậy như các loài bay trên hư không, ở dưới nước và trên bờ, gọi là tất cả vật tượng nơi thế gian mà ngươi vô trước đó, là có hay không? Không thì đồng như lông rùa sừng thỏ, nói gì vô trước? Nếu có sự vô trước thì chẳng thể gọi là không. Không tướng mới không, chẳng không thì có tướng, tâm đã chấp có tướng, thì còn nói gì vô trước? Nên biết, nói “Tất cả vô trước gọi là tâm giác tri” là chẳng đúng.
Vì tánh chất bất nhị nên tâm không có chỗ nào định vị cả vì nó chỉ là thức mà thôi là tâm thức.
Ngũ uẩn vô sanh
các pháp chẳng tự sanh, cũng chẳng phải tha sanh, chẳng cộng chẳng vô nhân, cho nên nói là vô sanh: trung luận. Vạn pháp vốn vô sanh. Vạn pháp do tâm mà hiện hữu vì tâm đây là tâm thức. Duy thức ra đời kết luận tam giới duy tâm vạn pháp duy thức. Thức cho nó cái tên dựa hình tướng mà cho nó hiện hữu . Vậy thức làm nó hiện hữu thì nó không thật. Đã không thật thì làm gì có sanh có diệt. Làm gì có tự nhiên mà có, làm gì do duyên mà có. Nhưng khi nó hiện hữu rồi thì nó vận hành theo duyên tụ hay duyên diệt. Kinh Lăng nghiêm là kết quả của Duy thức mà hiện hữu. Hay ngược lại nó có nên duy thức mới ra đời. Tất cả kinh nói về duy thức là Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Lăng già.Tại sao vạn pháp do tâm biến hiện mà không tự nhiên mà có và không do duyên mà thành? Vì nó là tâm thức biến hiện là duy thức mà có. Kinh Lăng nghiêm có phẩm 25 vị Bồ Tát nói lên đường lối tu tập của chính mình đến đắc thành quả vị Bồ Tát. Lấy 6 căn 6 trần 6 thức, 7 đại mà tu tập thành 25. Cuối cùng là 50 loại ấm ma tức là ma chướng cản trở 5 uẩn, mỗi uẩn có 10 loại ma chướng. Kinh Lăng nghiêm có phẩm 6 nút thắc mở của trần cảnh và 5 uẩn diễn tả bởi sinh diệt. Nút buộc là sinh diệt, mở là vô sanh vô diệt, 5 uẩn và trần cảnh mở là phá trừ hết vọng thì chân hiện tỏ bày chứng đắc rốt ráo viên thông.
Kết Luận
Kinh Lăng Nghiêm cốt lỏi là nói về tâm ngủ uẩn 12 xứ 18 giới 7 đại mà tu tập. Tìm hiểu bản thể của chúng. Tuệ giác là nhận ra được vô sanh, vạn pháp do tâm biến hiện không tự nhiên mà có và không do duyên mà thành. Tất cả do thức tâm biến hiện. Với danh từ hán việt rất trừu tượng khó hiểu, chúng ta nghiên cứu kinh qua khoa học ngày nay để ngộ đạo tuệ giác bằng ý thức của não bộ. Duy thức luận áp dụng vào kinh để trực nhận được bản thể của vạn pháp. Tánh giác diệu minh bản giác minh diệu là cốt lỏi của kinh Lăng Nghiêm. Để đạt được tánh giác này theo Nguyên thủy là vén bỏ triền cái và kiết sử, quán chiếu thông rồi đến tuệ giác. Khi quán chiếu thì áp dụng phương pháp khai thị trước rồi thực hành sau. Phải hiểu nguyên tắc của duy thức là căn tiếp xúc trần cảnh tạo ra thức còn gọi là tâm nên gọi là đối cảnh sanh tâm. Nguyên thủy lấy thất bồ đề phần mà tuệ giác chánh tri kiến. Đại thừa tu theo Lăng Nghiêm kinh là ngộ vô sanh pháp nhẫn, đạt tánh thấy tánh nghe tánh biết tánh giác áp dụng với 6 căn 6 trần 6 thức 7 đại. Hiểu theo khoa học ngày nay chúng ta biết được ý thức conscious còn có self-aware của não bộ ta biết cái biết thứ hai sau cái biết của ý thức. Biết thứ hai đó là trực giác tâm linh. Khoa học xác định chúng ta có cái biết thứ hai này. Nhưng khoa học không chỉ cho chúng ta cách để xử dụng nó, làm cho nó hiện hữu. Họ chỉ chứng nhận nếu chúng ta nghiên cứu học hỏi thì tự nhiên cái biết thứ hai nầy hiện hữu. Điều nầy chứng minh logic là cần học tập Phật pháp kinh luận để giác ngộ. Tóm lại muốn giác ngộ là phải quán chiếu cảm nhận (recognize) những Phật pháp đã học tập thành chủng tử cấy vào tàng thức. Kinh Lăng nghiêm chủ yếu là trì chú Lăng Nghiêm vì chú Lăng nghiêm có lực rất mạnh với rất nhiều người có lòng tin trì chú hộ niệm. Đạo Phật có câu thành Phật có Pháp Hoa, khai tuệ có Lăng Nghiêm, nên chủ yếu khai tuệ giác và trì chú diệt ma cảnh. Trì chú Lăng Nghiêm có 5 tác dụng: Tức tai Pháp là giải trừ tai ương, Hàng phục pháp là làm hàng phục ngoại đạo ma cảnh,Tăng ích pháp là tăng trưởng lợi ích, Thành tựu pháp là giúp cho thành tựu, Câu triệu pháp là pháp thâu tóm về, thâu tóm thiên ma ngoại đạo.
Lăng Nghiêm gồm có: Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh (Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối) trong Kinh Lăng Nghiêm là: “Ðoạn dâm, Ðoạn sát, Ðoạn thâu, Ðoạn vọng” (dứt dâm dục, dứt giết chóc, dứt trộm cắp, dứt nói dối). Bốn điều đó tương quan rất chặt chẽ với nhau. Nếu phạm giới dâm thì dễ dàng phạm giới sát và cũng dễ dàng phạm giới thâu, tức là ăn cắp, và giới vọng ngữ tức là nói láo. Bởi vì phạm giới dâm thì sát, đạo, vọng, đều đã bao gồm trong đó rồi, cho nên tuy chia làm bốn, nhưng hợp lại mà nói thì là nhất thể! Phật thật là vô cùng từ bi, hết lòng hết dạ dạy bảo chúng ta hết sức rõ ràng Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh. 50 ấm ma của 5 uẩn. 25 vị Bồ Tát đắc đạo. Trì chú kinh phải có tâm chánh định lòng thành ý. Lăng nghiêm mà không còn thì Phật giáo diệt vong. Giới định tuệ là kết luận của bài viết này.
Nam mô Thich Ca Mâu Ni Phật !!
Quý vị xem trọn các bài viết về Dòng sông tâm thức của Cư sĩ Phổ Tấn
Tham khảo:
-Cốt tủy của kinh Lăng Nghiêm – Phổ Nguyệt – Thư viện Hoa sen.
-Tuệ giác qua Thất bồ đề Phần- Thích trí Huệ- Youtube.
-Does Self-Awareness Require a Complex Brain? – Scientific American – By Ferris Jabr on August 22, 2012
Phổ Tấn
Để lại một bình luận