Chuyển tới nội dung

Đừng vội tin vào mắt mình

Video bài giảng: Đừng vội tin vào mắt mình được Thầy Thích Phước Tiến chia sẻ vào ngày 07-12-2018 tại Thiền Viện Bồ Đề, Quận Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng.

Xã hội ngày nay có quá nhiều biến động, thật giả khó phân, vàng thau lẫn lộn. Khi kẻ gian tà được cất nhắc thì người quân tử phải ra đi. Khi kẻ siểm nịnh đắc ý thì người chính trực phải chịu oan uổng. Khi cái giả được coi là thật thì cái thật sẽ bị coi là giả. Do đó, chúng ta có thể tham khảo cách phân biệt thật giả, chính tà của các Thánh Nhân, Giác Giả, rồi dùng lý trí suy xét, tự mình kiểm nghiệm, thì có lẽ cũng không quá khó để phân biệt.

Để giúp đệ tử phân biệt chính và tà, Đức Phật giảng trong Kinh Tăng chi bộ rằng:

“Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền.

Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của Thánh nhân.

Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng.

Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta.

Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người.

Nhưng khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí quở trách; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời hãy từ bỏ chúng.

Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn”.
Đừng vội tin vào mắt mình

4.3/5 - (13 bình chọn)

1 bình luận trong “Đừng vội tin vào mắt mình”

  1. NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRÚ TAM BẢO
    Nguyện đem công đức này
    Hướng về khắp tất cả
    Đệ tử và chúng sanh
    Đều trọn thành Phật đạo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 

Developed by toursdulichdalat.com
DMCA.com Protection Status