Đường mây qua xứ tuyết
Tác giả: Lạt-ma Anagarika Govinda
Bản dịch: Nguyên Phong
Tại sao Tây Tạng lại có một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với thế giới ngày nay như vậy? Phải chăng nó tượng trưng cho một cái gì huyền bí, khêu gợi trí tò mò hay một điều gì mơ hồ mà người ta chưa nhận thức được? Tôi tin rằng sự kiện xảy ra tại Tây Tạng có thể tiêu biểu cho số phận nhân loại hiện nay, một số phận đang bị giằng co giữa qúa khứ và tương lai, giữa truyền thống và tiến bộ, giữa tín ngưỡng và khoa học, giữa kiến thức và tri thức, giữa những thoải mái tâm linh và áp lực vật chất.
Gió lạnh rít từng cơn, mây đen vần phủ kín bầu trời xứ Tholing. Thỉng thoảng một tia chớp lóe lên soi rõ một ngôi chùa đổ nát nằm chơ vơ trên đỉnh đồi.
Ngày xưa ngôi chùa này đã từng ngôi quốc tự của xứ Tholing, môộ tiểu quốc nằm ở phía đông Tây Tạng những định mạng đã biến xứ này thành một miền hoang vu, không người cư ngụ và ngôi chùa cũng bị bỏ hoang từ nhiều thế kỷ nay.
Con đường mòn dẫn lên ngôi chùa đã bị cỏ mọc kín, cổng tam quan chỉ còn trơ lại mấy chiếc cột xiêu xẹo. Chiếc sân gạch bát tràng màu đỏ nay bị rêu rong bám kín trở nên một màu nâu sẫm, rải rác những pho tượng hộ pháp bị thời gian làm hư hại, đầu một nơi, mình một nẻo.
Để có thể hiểu được những diễn tiến xảy ra trong cuộc sống, đôi khi chúng ta phải quay trở lại, đi tìm nguyên nhân của những lý do đã khiến đời sống của chúng ta như thế.
Đôi khi chỉ một cái nhìn, một cử chử, hay một câu nói cũng có thể thay đổi hẳn cuộc đời chúng ta.
Cuộc đời của tôi đã bước vào một khúc quanh quan trọng bởi một biến cố dường như vô tình… Tôi là một tu sĩ Phật giáo trụ trì một ngôi chùa nhỏ gần Kandy, Tích Lan. Trên đường tham dự đại hội Phật giáo thế giới nhóm họp tại Darjeeling tôi đã gặp một trận bão tuyết nên phải tạm trú trong một ngôi chùa dưới chân rặng Tuyết Sơn vì tuyết đã phủ kín con đường giữa Nepal và Tây Tạng.
Tôi tiếp tục sống tại tu viện Yi Gah Cholin một thời gian trước khi trở về Tích Lan. Mỗi ngày tôi đều chăm chỉ thực hành các nghi thức Hòa thượng Tomo truyền dạy cũng như trì tụng bài thần chú ngắn khẩu truyền. Tô thưởng theo Kachenia làm những công việc tầm thường trong tu viện nhưng bây giờ nó không còn “tầm thường” nữa. Từng bước đi, từng cử chỉ của tôi đã bắt đầu ăn khớp với tâm thức. Từng hơi thở, từng tư tưởng dần dần được sự kiểm soát của nội tâm. Đời sống đối với tôi không còn là một sự cố gắng (struggle) nhưng là một cái gì mầu nhiệm đến lạ lùng…
Một số người cho rằng khinh công có thể luyện được qua việc huấn luyện thể xác, làm nẩy nở các bắp thịt ở chân. Điều này chỉ có thể đào tạo ra các lực sĩ nhảy sào, nhẩy xa mà thôi chứ không thể di chuyển hàng trăm dặm đường hay phóng qua các chướng ngại thiên nhiên một cách dễ dàng được.
Một cá nhân thường được định nghĩa gồm có hai phần: tâm lý và sinh lý hay tâm và thần. Thân là phần vật chất được cấu tạo bởi các yếu tố mà khoa học có thể giải thích và chứng minh. Tâm là những tri giác, suy tưởng, quan niệm và tình cảm của con người mà khoa Tâm lý học đang cố gắng giải thích.
Khoa học chú trọng phần sinh lý và ít để ý đến phần tâm lý mặc dù không hề phủ nhận nó nhưng giáo lý Phật giáo lại giải thích rất rõ rệt sự liên hệ giữa hai phần này.
https://www.youtube.com/watch?v=Pp489jec2-A
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.