Nhẹ gánh âu lo
Tác giả: Tiến Sĩ.Sridan Manada
Dịch giả: HT.Thích Tâm Quang
Diễn đọc: Huy Hồ, Tấn Thy
Thực hiện: Diệu Pháp Âm
Bạn có lo âu không?
Bạn có cảm thấy khốn khổ không?
Những dòng chử sau đây đã được viết ra cho bạn và cho những ai còn mãi lo âu về những điều không đáng lo, lo suốt đời, lo đến chết !
Lo âu và khốn khổ là cặp tệ hại luôn luôn đi song với nhau như hai con bài trùng. Cả hai tệ hại nầy cùng sống và cùng chết với nhau trên thế gian nầy
Nếu bạn lo âu , ắt bạn cảm nghe khốn khổ. Nếu bạn cảm nghe khốn khổ , ắt bạn lo âu. Chúng ta phải đối phó với những sự kiện của đời sống, phải đương đầu với những diễn biến khác nhau của kiếp nhân sinh.
Mặc dầu không thể lẩn tránh , chúng ta không nên để cho cặp tệ hại lo âu và khốn khổ tràn ngập và khắc phục. Trái lại, phải khắc phục chúng, và ta có đủ khả năng để làm việc nầy. Điều cần thiết là phải hướng dẩn thích đáng mọi cố gắng, mọi quyết tâm và kiên nhẫn của chúng ta. Nếu hiểu biết sự vật một cách chân chánh và thận trọng áp dụng trí não minh mẫn và sáng suốt của chúng ta vào mọi việc làm mà chúng ta có thể chế ngự được những cảm xúc và thoát ra khỏi mọi lo âu và khốn khổ.
Những mối lo âu của chúng ta là con đẻ của chính ta.
Chính ta tự tạo nó trong tâm, vì không đủ khả năng hay vì thất bại , không hiểu được và không ước lượng được trọn vẹn những cảm xúc ít nhiều vị kỷcủa ta và vì ta lượng định quá đáng hay sai lạc phẩm giá của sự vật. Nếu chúng ta có thể nhìn sự vật đúng trong bối cảnh của sự vật và thấy rằng không có gì là trường tồn vĩnh cửu, không có gì tồn tại vững bền trong thế gian nầy, và tự ngã của chúng ta chỉ là trí tưởng tượng hoang dại, chạy loạn trong cái tâm không kềm chế như một tuấn mã bất kham, ta sẽ còn đi một đoạn đường dài , dai dẳng, để tìm ra phương thức khả dĩ tận diệt chứng bịnh lo âu và khốn khổ.
Chúng ta phải tự trau dồi tâm trí , tự quên mình, để dấn thân vào những công trình phục vụ nhân loại và để trở nên hữu ích cho nhân quần xã hội. Đó là một trong những đường lối mà noi theo đó chúng ta có thể tìm đến an lạc và hạnh phúc thật sự
Nhiều người có những ham muốn và những khát vọng, những lo âu và sợ sệt mà chính họ cũng cảm thấy hổ thẹn, không dám nhận, dầu là âm thầm tự nhận trong lòng. Họ không biết làm thế nào để cho những cảm xúc ấy trở nên cao thượïng hơn.
Tuy nhiên , những cảm xúc ấy có một năng lực. dầu họ làm cách nào để đè nén, dồn ép, hay che đậy , nó cũng tìm lối thoát và khi thoát ra , làm xáo trộn guồng máy cơ thể vật chất nầy và gây nên những chứng bịnh kinh niên. Ta có thể sửa đổi những điều ấy bằng các phương pháp hành thiền thích ứng , tức kiểm soát, chế ngự cái tâm hồn buông lung là nguyên nhân chánh tạo nên những lo âu tương tợ.
Bất luận lúc nào bạn lo âu trong lòng. chớ nên phô trương gương mặt phiền muộn của bạn trước tất cả mọi người . Chỉ nên tâm sự với những ai thật sự có thể giúp bạn. Trong lúc khó khăn mà bạn phải trải qua trên đường đơì , bạn có thể luôn luôn giử được nụ cười trầm tỉnh thì quả thật là tốt đẹp.
Điều nầy không phải là quá khó nếu ta thật sự cố gắng.
Nhiều thanh niên quá đổi lo âu phiền muộn khi mất tình thương của người bạn gái trong những hoàn cảnh bất mãn và thất vọng, tương tợ vài người nghĩ đến quyên sinh tính mạng, có người loạn trí, phần lớn tự thấy khốn khổ vô ccùng. Tất cả những bất hạnh ấy đều do nơi sự kém hiểu biết về bản chất thật sự của đời sống.
Dầu sao đi nữa, chúng ta không thể tránh những cảnh chia ly xa biệt. Ta có thể phân lìa nhau từ buổi đầu, có thể ở đoạn giữa, hoặc nữa vào lúc cuối cùng của cuộc đời, nhưng chắc chắn không thể tránh.
Khi những sự việc như vậy xảy diễn ra ta phải cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tại sao
Nếu cảnh biệt ly ấy vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của ta, hãy có đủ can đảm chịu đựng và nhận thức rằng đó là bản chất của đời sống
“Bất luận nơi nào mà sợ hãi phát sanh, nó không phát sanh ở người trí “
Sợ hãi chỉ là một trạng thái tâm
Trạng thái tâm của ta phải được kiểm sóat và hướng dẫn. Dùng nó một cách tiêu cực ắt có sợ sệt. Dùng một cách tích cực , nó sẽ đem lại hy vọng và cho ta những lý tưởng trong đời sống. Và dùng nó thế nào là hoàn tòan do ta quyết định . Mỗi người đều có khả năng kiểm soát tâm. Chỉ có một việc mà con người có thể kiểm soát được một cách tuyệt đối , đó là tư tưởng của mình.
Sự kiện nầy – cùng với sự kiện xác thực khác là tất cả những gì mà con người tạo nên đều phải bắt đầu trong tư tưởng – đưa ta xích lại gần nguyên tắc theo đó ta có thể khắc phục tính sợ sệt
Khi được một sinh viên hỏi về phương pháp hữu hiệu nhất để chế ngự tâm, một nhà cơ thể học trứ danh người Anh trả lời : Hãy cố gắng làm điều gì cho một người nào “
Chàng sinh viên lấy làm ngạc nhiênvới câu giải đáp có vẻ bí ẩn và xin vị giáo sư rọi sáng thêm vấn đề . Vị gíao sư gỉi thích “ bạn không thể có hai loại tư tưởng trái ngược nhau cùng một lúc”
Những tư tưởng nầy sẽ xua đuổi các tư tưởng kia. Thí dụ như nếu tâm bạn hoàn toàn chăm chú vào việc giúp đở người khác mà không mảy mai vụ lợi thì cùng lúc ấy bạn không thể sợ sệt “
“Lo âu làm cạn dòng máu trong cơ thể, sớm hơn là tuổi già “
Càng ít sợ hãi, ít lo âu và phiền muộn, sức khoẻ và tuổi thọ càng được bảo tồn tốt đẹp. Mãi mãi sợ sệt và không ngừng lo âu là kẻ thù cho cơ thể con người . Nó làm xáo trộn hoạt động bình thường của cơ thể
Nếu bạn biết làm vui lòng người khác, bạn sẽ có gương mặt luôn luôn tươi tĩnh. Đó là vì bạn không để cho những lo âu phát sinh trong lòng
Để lại một bình luận