Nhân quả là quy luật tồn tại khách quan trong cuộc sống, không do bất cứ một ai tạo dựng. Đức Phật là người phát hiện ra quy luật nhân quả nhưng không phải là người tạo dựng ra luật nhân quả. Khi một người hiểu và tin vào luật nhân quả thì người đó sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Và nếu chúng ta ý thức một cách sâu sắc về quy luật nhân quả, chúng ta sẽ tránh được những sai lầm có thể xẩy ra.
1. Khi mình thành công bất kỳ việc gì cũng đừng tự hào, vì theo nhân quả, tự hào điều gì, sau đó sẽ mất điều đó luôn.
Ví dụ, tự hào mình đẹp, hoặc tài giỏi, một khoảng thời gian nào đó sẽ hết đẹp, hết tài giỏi.
2. Khi thành công điều gì chớ khởi tâm kiêu mạn, thầm cho là tài giỏi hơn người đó chính là hành động tự đốt Phước của mình.
Do vậy để giữ Phước thì chớ kiêu mạn, coi thường người khác. Người có tâm coi thường, khinh rẻ người khác là người tự chuốc lấy thất bại trong trường đời.
3. Đối với người tu, là luôn luôn kiểm soát tâm mình để sửa chữa, khắc phục lỗi lầm của mình, để khi nhìn bên ngoài không còn lời nói, không còn cử chỉ sai lầm, sống hoà hợp thân thiện với mọi người, được rất nhiều người khen ngợi, ngưỡng mộ… thì hãy cẩn thận trước lời khen của mọi người.
Lời khen của mọi người là tốt, nhận lời khen, cảm ơn lời khen rất chân thành, xong đừng vui sướng trước lời khen đó, mà phải buông luôn, không chấp giữ lời khen để ngấm ngầm vui sướng.
Bởi vì:
Khi khởi tâm vui sướng trước lời khen của mọi người, bản ngã sẽ lớn mạnh, làm hao tổn công Đức tu tập, đường tu sẽ bị chặn lại.
Đối với người không tu, chưa biết phật pháp, khi được khen quá sung sướng cũng tăng cái tôi, tăng kiêu mạn, sẽ làm tổn Phước cực kỳ. Với người có trí tuệ, họ không thích khen, không thích phô trương là vì lẽ đó.
Cuộc sống kín đáo âm thầm sẽ cho con người có thêm sức mạnh để chiến thắng trong đường đời!
Phật Quang
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.