Pháp thoại vấn đáp Tại sao mình bị bệnh thân? do Thầy Thích Pháp Hòa giải đáp cho các Phật tử
Bệnh là thuật ngữ chung cho cả Đông lẫn Tây y, Bệnh là là một cảm giác đau đớn, cả thể xác lẫn tinh thần. Bệnh là 1 trong 4 cái khổ ( Sanh, Lão, Bệnh, Tử )của chúng sinh mà Phật đã dạy. Mà đã là chúng sinh thì ai cũng phải bệnh, hôm nay ta còn trẻ khỏe, nhưng một ngày nào đó khi đã đến tuổi già cũng phải nếm trải 1 đôi lần bị bệnh, hoặc hơn thế nữa.
Bệnh là do Âm Dương mất cân bằng, Ngũ hành tương khắc, Tứ đại không hòa, bệnh khổ là một quy luật chung ở góc độ nhân sinh quan.
Bệnh có thể chia ra 3 loại: thân bệnh, tâm bệnh và nghiệp bệnh
1. Thân bệnh:
Bệnh nào cũng có nguyên nhân của nó
– Thân bệnh thuộc về ngoại nhân là tác nhân gây nên từ bên ngoài của thân theo y học cổ truyền như sau :
– Do ăn uống , ngủ nghỉ thất thường, lao động vất vả, do chấn thương. Đang trong lúc cơ thể suy nhược đột ngột thời tiết thay đổi làm cho cơ thể chưa kịp thích nghi mà sinh ra các chứng bệnh thân.
2. Tâm bệnh:
Tâm bệnh thuộc về tình chí, nội nhân: là nguyên nhân bệnh từ bên trong theo y học cổ truyền như sau :
– Hỉ (hỷ thương tâm) : Vui mừng quá hại đến tâm khí.
– Nộ (nộ thương can): Giận quá hại đến can khí. .
– Bi (bi thương phế): sầu, muộn quá hại đến phế khí. .
– Ưu:(ưu thương tỳ) : lo lắng quá hại đến tỳ khí. .
– Khủng (khủng thương thận) : Sợ hãi quá hại đến thận khí..
Nếu mắc phải 1 trong những tình chí như trên sẽ mang trong người về chứng thuộc về tâm bệnh, tâm bệnh thì xưa nay chưa thấy ai chữa bằng thuốc mà dứt.
3. Nghiệp bệnh:
Nghiệp là trải qua thời gian đúc kết từ hành động, lời nói, cảm nghĩ của Thân-Khẩu-Ý mà thành Nghiệp.Nghiệp thì có thiện nghiệp và ác nghiệp, nhưng ở nội dung bài viết này đang đề cập đến nghiệp bệnh nên nghiêng nặng về ác nghiệp. Bỡi có ác nghiệp mới sinh ra Nghiệp bệnh. Nghiệp thì có 3, gồm có:
– Thân (thân nghiệp): những việc làm của thân như :giết người và vật, trộm cắp, tà dâm…mà kết thành thân nghiệp
– Khẩu (khẩu nghiệp): miệng nói lời dối gạt, nói hung ác, nói thêu dệt, nói 2 chiều…mà kết thành khẩu nghiệp
– Ý (Ý nghiệp): ý ham muốn nhiều, hay giận hờn, lại si mê …mà kết thành ý nghiệp.
Nghiệp bệnh ở những người vô minh chưa biết gì về Nhân Quả, cũng như người Phật tử phá giới.
Giới là ranh giới, là rào cản, thông báo cho chúng ta biết không được vượt qua, nếu cố tình vượt qua sẽ nguy hiểm đến tính mạng ( có nhiều ở các bãi tắm vùng biển ).
Cũng như thế, Phật chế ra 5 giới (ngũ giới) cho hàng Phật tử để không phạm phải:
– Nhứt bất sát: Thứ nhất không được giết hại mạng sống của chúng sanh.
– Nhị bất đạo: Thứ hai không được trộm cắp, cướp giật.
– Tam bất tà dâm: Thứ ba không được tà dâm.
– Tứ bất vọng ngữ: Thứ tư không được nói dối, nói lời ác khẩu, nói hai chiều.
– Ngũ bất ẩm tửu: Thứ năm không được uống rượu hay các chất men say.
Nếu phạm phải 5 điều trên sẽ nguy hiểm cho đời sống hiện tại và sẽ chịu quả báo trong các đời vị lai.
Phạm viết
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
Bạch thầy Pháp Hoà ! Trước đó,con cũng phiền não về bệnh tật của con,thuở còn nhỏ,con theo cha ăn chay từ lúc 9 tuổi,và luôn làm việc thiện như cha,vậy mà bây giờ 67 tuổi con mang đủ thứ bệnh,nhưng nhờ nghe thuyết pháp của thầy,con đã hiểu nhiều và sửa đổi cũng nhiều,trong 1 bài thuyết pháp,thầy có đưa ra dẩn chứng,ngay như Đức Phất Thích Ca,trước khi nhập đại niết bàn,ngài cũng phải trải qua 1 cơn bệnh ngặt nghèo vì ăn phải nấm độc rồi mới viên mãn,ngài Mục kiền Liên,cũng thần thông quản đại,vậy mà ngài cũng bị đánh cho đến chết,các hoà thượng trong các chùa,cũng tu hành,không sát sanh,chỉ biết tu hành,vậy mà cũng bị bệnh tật hành hạ cho đến lúc lâm chung,nói tóm lại là để trả nghiệp,vì hiểu lý đó nên con yên tâm để trả nghiệp,nhưng cũng nhờ con làm nhiều điều phước thiện,nên ngày hôm nay con cũng được quả báo là : vợ chồng con có nhà cửa ở,mổi tháng cả 2 có lương hưu,có người tới nhà giúp đở việc nhà,con cái,đâu rể điều có công ăn việc làm ổn định.Nhờ thầy giảng pháp rất hay và chí lý mà con mới nhận ra những điều đó,con tri ân thầy.
A ĐI ĐÀ PHẬT .
Bùi Vũ Long viết
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRÚ TAM BẢO
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.