Tánh Không trong Đạo Phật không phải là những “cái Không” giả tưởng hay mơ hồ; mà những “Không” ấy để chỉ đến những cái trống rỗng, những cái không có thực chất, những cái “không” và “có” giả tạm. Nhưng “Hư không” mới là nơi “trụ” và “viên dung” của tất cả các đại, và cũng là nơi mà Tâm của từng chúng sinh tu đến Giác Ngộ nhập vào cõi Chơn Tâm nằm trong Chơn Như, Pháp Tánh, Niết Bàn,… hay được gọi đúng hơn là “Không Như Lai Tạng” vậy!
Cho nên Tánh Không trong Đạo Phật không phải có nghĩa là “Không Có”; mà lại cũng không phải có ý nghĩa mơ hồ chung chung mờ mịt như “Hư Vô” trong Đạo Lão chủ trương, mà “Tính Không” trong Đạo Phật rất là cụ thể và cao trọng nhất mà người hành giả mong muốn để tìm về!
Phật tánh của chúng sanh chẳng hư, chẳng hoại, chẳng bị kéo, bị bắt, chẳng bị trói, bị buộc. Như trong chúng sanh có hư không, vì tất cả chúng sanh đều có hư không chẳng chướng ngại, chúng sanh đều chẳng tự thấy mình có hư không này. Giả sử nếu chúng sanh chẳng có hư không thời không có những sự đến, đi, đứng, ngồi, nằm, chẳng sống chẳng lớn. Do nghĩa này nên trong kinh ta nói tất cả chúng sanh đều có hư không giới, hư không giới đây gọi là hư không. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Bực Thập trụ Bồ tát thấy được phần ít như châu kim cương.”
Pháp thoại Tánh Không nền tảng triết học đại thừa được thầy Thích Phước Tiến thuyết giảng tại chùa Vĩnh Nghiêm (Úc Châu), ngày 02/04/2017 (06/03/Đinh Dậu)
Xem thêm bài giảng Phật tánh là gì? do thầy Thích Phước Tiếng giảng năm 2014 | Bát nhã tâm kinh
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.