Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi. Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền. Thiền 16 bước hơi thở, Thiền Tứ niệm Xứ, thiền Như Lai trong tiến trình giác ngộ của Đức Phật, đến Đại thừa có Thiền trong Tịnh Độ, thiền Tổ sư Thiền theo lục tổ Huệ Năng, thiền Tánh Không Bát Nhã Tâm kinh, thiền chánh niệm của Thích Nhất Hạnh, thiền tịnh song tu của Thích Thanh Từ thấy vọng không theo, thiền Hoa Nghiêm tông, thiền theo Bồ Tát Quán Thế Âm trong Pháp Hoa và Lăng Nghiêm kinh, thiền theo Mật Tông và còn nhiều thiền khác nữa. Như vậy mọi thiền đều có chung một mục đích đạt Giác ngộ. Không có thiền nào là sai hay đi lòng vòng, không có thiền nào là mê tín dị đoan vì thiền là trí tuệ là tập trung tuệ giác chứ không phải thiền là mê si như ngủ quên hay vọng tưởng hay còn gọi là các ma chướng của thiền. Tất cả các lối thiền chỉ khác nhau về hình thức nhưng cùng chung mục đích là tiêu diệt vọng niệm vì tánh Giác có sẵn trong ta bị vọng niệm che mờ. Mất vọng thì Giác tỏ ra như mây tan thì trăng hiện.
Thiền dưới gốc nhìn khoa học.
Đầu tiên là thiền để xã stress trong đời sống gọi là Yoga thiền. Thiền này chỉ là hình thức của thiền 16 hơi thở. Thiền là sự vận hành của ý thức của não bộ. Vậy ý thức hay còn gọi là Tâm (mind) là gì? Khi chúng ta sinh ra đời thì có 1.2 tỉ neuron thần kinh và một não bộ hoàn chỉnh không bị hư hại thiếu vắng như bịnh Down syndrome hay mental. Các neuron này nối kết nhau trong toàn cơ thể các cơ quan để đưa đến não bộ gồm có võ não và các bộ phận não có từng vùng khác nhau và các vị trí khác nhau. Những vị trí này kiểm soát các vùng trong cơ thể và cơ quan nội tạng. Riêng trái tim thì tự nó có một điện tích của chính nó để vận hành riêng biệt. Vận hành của neuron là luồng điện chạy tạo thành nhân điện của con người. Điện tích đó do các ion mineral fluid có trong cơ thể, các ion này có từ trong bào thai dưới từ trường trái đất nó chạy vận hành đến não bộ bằng lực điện từ. Ở não bộ có vị trí của ý thức suy luận phân tích nằm ở võ não, có vị trí làm cho bộ nhớ của tiềm thức, có vị trí của sự vô thức và cũng có vị trí của sự trực giác mà phân tâm học Freud khám phá ra tạo thành khoa Phân tâm học. Nhiều người có ý định khám phá sự Giác ngộ của các bậc tu hành hay Đức Phật là sự hoạt động của vị trí nào trong não bộ. Họ cố gắng khám phá điều này và cố gắng thay thế Phật làm sao kích thích vị trí này để đạt giác ngộ sớm nhanh hơn bình thường. Họ muốn dùng khoa học để phá hủy vô minh. Họ muốn dùng khoa học để phát triển vị trí trực giác vì trực giác là mấu chốt của Tánh giác mà tu tập là cần đạt đến. Tánh Giác là hoạt động của não bộ vậy y khoa khoa học có những thuốc bồi dưỡng bộ não như các vitamin hay có cách vận động để đưa máu lên não đầy đủ oxygen để não bộ hoạt động thông minh hơn. Thời tuổi trẻ để học bài đi thi lên đại học chúng ta có uống thuốc vitamin bổ não. Vậy tu tập ngồi thiền có cần uống vitamin bổ não không? Khoảng năm 2001 gần đây người ta nghiên cứu về não bộ với vị trí của hoạt động thiền định. Theo kết quả đó, có hai bộ phận của não mà hoạt động về trạng thái nghỉ ngơi, không suy nghĩ, không chú ý, không tập trung, của ý thức gọi là vùng não DMN (default mode network) và ngược lại là trạng thái chú ý của não gọi là TPN (Task positive network) do nhà khoa học thần kinh Mỹ là Michael Raichle khám phá. Hai vùng não bộ này có nhiều ở phía trước trán đầu và trên đỉnh đầu chúng ta. Người ta dùng MRI-f đo DMN và TPN thì thấy trên mạng hình 2 hình Sin tương phản giữa hai vùng não này. Khi TPN lên đỉnh thì ngược lại DMN cực tiểu đáy của hình Sin. Nghiên cứu của giáo sư sinh học trường đại học Havard Jon Kabat Zinn liên quan về Stress với thiền sư Thích Nhất Hạnh và Đức Đạt lai Lạt Ma nhận ra là DMN là diễn đạt của sự lơ đãng, tâm thức đầy tưởng tượng phỏng đoán về quá khứ tương lai nhớ kỷ niệm và nhiều cảm xúc như tiêu cực, than khóc hay giận dữ lo lắng trầm cảm vọng tưởng và nhất là có cái Tôi trong tâm thức gọi là Ego cái Ngã của chúng ta. Ngược lại TPN thì tích cực chú ý và ở trạng thái rất bình thảng, sáng suốt, chú ý rất cực kỳ cao mà Thầy Thích Nhất Hạnh gọi là Chánh Niệm vì chú ý trong hiện tiền. Kabat Zinn kết luận người tu hành đạo Phật thiền trong Định thi TPN phát triển khi DMN mất dần các dấu hiệu signal sẽ là đường nằm ngang tức là trạng thái Vô phân biệt Vô Ngã, nhà thiền gọi là vọng tưởng hết, còn tức là Định. Tức là 6 căn không gặp 6 trần tạo ra 6 thức và Vô ngã.
Thiền công án
Thiền tông được khai mở từ khi Bồ Đề Đạt ma đi qua Trung Hoa và mở ra tông Thiền nên gọi là tổ thứ 1 ở Trung Hoa, nhưng lại là tổ thứ 26 ở Ấn Độ. Việc này cũng được bàn cải vì thực ra bên Ấn Độ không có thiền tông vì bất cứ ai tu đạo Phật đều dùng Thiền hết. Nhưng Thiền tông lại cho rằng thiền Tổ đầu tiên là đức Phật và tổ thứ 2 là Ma ha ca diếp, tổ thứ 3 là Ananda v.v.v. Khi Bồ Đề Đạt Ma qua Trung Hoa lập thiền tông thì người mang theo kinh Lăng Già và ngồi thiền 9 năm quay mặt vô vách ở chùa Thiếu Lâm Tự. Sau đó là Huệ Khả là đệ tử duy nhất được Ngài truyền lại là tổ thứ 2 rồi kế tiếp dẫn đến ngủ Tổ Hoàng Nhẫn. Lúc này ngủ tổ Hoàng Nhẫn lấy kinh Kim cang dạy cho đệ tử thiền. Bấy giờ có Huệ Năng là người miền Nam gọi là Lĩnh Nam của Trung hoa đến tu đạo và làm nấu ăn ở bếp trong chùa. Trưởng tăng đoàn của Hoàng Nhẫn là Thần Tú sẽ tiếp tục nối ngôi làm tổ thứ 6. Nhưng ngủ tổ lại âm thầm truyền ngôi tổ thứ 6 cho Huệ Năng và đưa y và bát cho Huệ Năng đi trốn về miền Nam để giảng đạo Thiền. Theo truyền thuyết thì Huệ Năng ngộ đạo nhờ nghe câu kinh Kim Cang Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Sau 10 năm chạy trốn ở miền Nam Huệ Năng mới đăng đàn giảng đạo Thiền và tự xưng là tổ thứ 6, sau đó đệ tử là Thần Hội cố gắng thuyết phục triều đình phong chức cho Huệ Năng làm lục Tổ Thiền tông trong khi miền bắc là Thần Tú làm lục Tổ. Đạo Thiền sau đó phát triển mạnh nhờ lục tổ Huệ Năng ở miền nam truyền đến Nhật bản Đại hàn Việt nam. Lý do là thiền tông đưa ra Bất lập văn tự kiến tánh thành Phật nên tu tập ngồi thiền không học kinh sách nhiều dựa vào Đốn Ngộ do Huệ Năng phát huy. Lý do ấy nên không đòi hỏi sự vất vả của hành giã tu tập chỉ cần giữ giới và thiền định. Cũng không cần đòi hỏi thời gian tu tập lâu ngày lên cấp bậc từ tỳ kheo lên đại đức thượng tọa hay hòa thượng. Vì lấy Đốn ngộ làm chính nên bất kỳ ai ngồi thiền đốn ngộ thì đạt giác ngộ chứ không cần thời gian tu tập lâu dài. Không chấp vào văn tự kinh luận nhiều mà chỉ chú trọng vào Tâm. Chính lý do tu dễ dàng như thế nên mọi người dân bình thường không cần học thức đều noi theo tu tập, nhờ vậy phong trào lên cao. Lý do đó nên thiền tông không có cấp bậc chỉ có thiền sư, thiền sinh mà thôi. Sau đó miền Bắc và miền Nam hợp lại không còn chống đối nhau đẻ ra thiền tông theo Đốn ngộ rồi tiệm tu là lý do này. Thiền tông lấy kính Kim cang và sau này là Bát nhã Tâm kinh với Lăng nghiêm kinh làm nòng cốt. Sau đời của Huệ Năng là thế hệ tiếp nối không còn gọi là tổ thứ 7 nữa, có thiền Lâm tế và Tào Động. Lâm Tế là do Lâm Tế Nghĩa Huyền sáng lập là người cháu của lục tổ Huệ Năng theo thầy tu ngộ đạo. Lâm Tế nổi tiếng là thiền công án với cây gậy đập và tiếng hét la của thầy với ý nghĩa là một công thức gồm 4 điểm, gọi là 4 phân biệt và một lựa chọn. 1. Đoạt nhân không đoạt cảnh. 2. Đoạt cảnh không đoạt nhân.3. Nhân Cảnh đồng đoạt. 4. Nhân Cảnh đều không đoạt. Nhân và cảnh đây tương ứng là chủ thể là nhân và cảnh là khách là đối tượng. Đây còn gọi là Tứ cú phân biệt. Tứ cú nầy áp dụng trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ giửa Có và Không, giửa khẳng định và phủ định. Long Thọ chú ý đến Tứ cú là các pháp không bao giờ tự nó sinh ra vì 4 cái phủ định: 1. Sinh ra từ chính nó sinh ra, 2. Sinh ra từ cái khác, 3. Cả hai trường hợp này gộp lại, 4. Không do nhân duyên nào cả. Cả 4 trường hợp đều sai không thể xảy ra. Tâm thức vượt qua được Nhị Biên là phần cuối của Tứ cú nầy là nhân cảnh đều không đoạt, chủ thể và khách đều không tồn tại. Về Tào Động tông cũng là đệ tử của lục tổ Huệ Năng tên là Đông Sơn Lương Giới và người em là Tào Sơn Bản Tịch nên ghép hai tên lại là Tào Động, chủ trương Mặc Chiếu Thiền tức là Chỉ Quán Đã Tọa có nghĩa là chỉ an nhiên ngồi xuống thiền là đầy đủ. Lâm Tế thì có công án còn Tào Động thì không cần công án nhưng Tào Động là có độc tham vì thế kết hợp cả hai là vừa có công án vừa có độc tham. Duy Lực Thiền là một phương pháp thiền công án đi lên Tối thượng thừa, chủ trương đi thẳng nhân tâm là kiến tánh, chủ trương nổi tiếng của Duy Lực Thiền là thiền định chưa phải là thiền tông tức là đạt đến định của thiền là đạt tới tuệ giác nhưng Duy Lực Thiền còn đi cao hơn là Định Tuệ cũng không còn. Tuệ giác và Định của thiền chỉ là bước đầu của giác ngộ chưa là điểm cuối cùng. Duy Lực Thiền chú trọng nhất là kinh Lăng Nghiêm và Bát Nhã và lấy 2 kinh này làm nồng cốt. Duy Lực Thiền có mấy điểm đặc biệt như tham thiền không cần ngồi mà đi đứng nằm ngồi làm việc vẫn tham thiền, nghi tình là nhớ câu thoại đầu gọi là tham thoại đầu. Thoại đầu là câu nói mà chưa khởi niệm thí dụ thoại đầu là cây gậy nghi tình là đi thì đi phải nhờ cây gậy vậy. Hành thiền cơ bản gồm có Tín Từ Tâm, Tín rằng tâm mình với tâm Phật là một. Kế đến là nghi tình là câu hỏi về công án là gì? Hỏi mà không trả lời được là nghi tình càng cao thì ngộ càng lớn. Áp dụng câu tổ nói “trí chẳng có hai, người và pháp chẳng có hai thứ”. Trí là giác thì chỉ có một giác của chính ta còn giác của ý thức là không kể đến của não bộ, pháp là chính ta còn pháp của não bộ là không phải, nên gọi là không hai thứ. Để dễ hiểu ta gọi đó là cái biết lần thứ hai sau cái biết của lần đầu do não bộ mang lại. Những ảnh hưởng của Duy Lực Thiền là phá chấp ngã, nghi tình là chánh nghi chứ không phải hồ nghi hay vọng nghi, nghi là nhân và quả là ngộ có nghi mới có ngộ, chẳng phân biệt tuổi tác cho ngộ đạo, ngộ được tự tánh, tín từ tâm, không lọt vào vô ký, 4 giai đoạn: Tín Giải Hành Chứng, chú trọng thực hành.
Tôi tọa thiền công án
Giai đoạn mới vào, tôi ngồi thiền và trực nhận hơi thở vô và ra với lối ngồi Nhật Bản hay kiết già. Giai đoạn mở đầu này rất quan trọng mà ta thường coi thường không chú ý vì nó dễ quá. Sau này tôi mới nhận ra được tầm quan trọng của nó. Trước khi ngồi thiền phải cho thân mình an tịnh và khỏe mạnh vì thân và tâm là một thì thân khỏe thì tâm mới khỏe. Không thể ngồi thiền khi thân bịnh hoạn suy yếu được. Thí dụ mới ăn cơm xong không thể ngồi thiền hay bụng đói quá không thể ngồi thiền vì mình mới tập tu thiền, người bị bịnh áp huyết thì phải chắc chắn mình đang ở áp huyết bình thường trước khi ngồi thiền. Sau đó là trực nhận hơi thở, cái này thì thường theo dõi hơi thở nhưng nhấn mạnh không theo dõi mà trực nhận nó bằng tâm thức chứ không bằng ý thức, việc này cũng quan trọng vì rất khó hiểu, làm sao trực nhận nó bằng tâm mà không bằng ý thức? Nếu mình tập trung ý chí tức là chú ý hơi thở ra vô ở lỗ mũi thì sai rồi, nên lúc đó mình cần hít vô sâu và thở ra từ từ rồi tự nhủ relax thở ra từ từ nhẹ nhàng và bắt đầu buông thõng thân và tâm, tự nhủ buông xả relax rồi từ từ buông thân mình không tập trung bằng ý thức nữa, chú ý trong sự không chú ý có nghĩa là chú ý bằng tâm mà không bằng ý thức. Rồi mới chú ý đó đưa lên lỗ mũi với trạng thái buông thõng hoàn toàn hơi thở vô và ra. Đó là trực nhận bằng tâm, cãm nhận tức là cái đang nhận ra tôi hít vào, cái đang nhận ra tôi thở ra, thở ra dài tôi biết dài, thở ra ngắn tôi biết ngắn. Sau một thời gian vài tháng, nhận được tâm thân yên tĩnh khi thiền rồi mới bắt đầu ôm công án có nghĩa là đạt được Định. Theo khoa học kể trên là ta đang hạ dần signal hình Sin của DMN thấp dần cho đến khi nó nằm ngang. Khi thấy thân tâm yên tĩnh buông xả hoàn toàn tôi đưa chú ý bằng tâm thức từ hơi thở vô ra tôi đưa nó chú ý công án là gì? Chú ý trong không chú ý, không tập trung cao độ câu hỏi công án là gì? Tôi hỏi bằng tâm thức trên đầu rồi tôi cố gắng nghĩ đến huyệt Đan điền ở gần rốn đặt câu hỏi ở nơi đó. Câu hỏi nầy đặt ở huyệt đan điền là xa rời não bộ tức là xa ý thức của hoạt động võ não nơi đó phân tích và lý luận được thành hình. Khi tôi hỏi công án là gì ở ý thức thì tôi còn nhớ câu hỏi công án. Tôi biết mình còn dùng ý thức nên mình còn hỏi câu đó liên quan đến công án. Tôi có gắng đưa nó xuống huyệt đan điền để hỏi công án là gì mà không còn nhớ gì đến công án.Tức là lúc bây giờ tôi chỉ còn một niệm công án mà thôi, gọi là nhất niệm vô minh hay còn gọi là hầm sâu tâm tối là đây. Công án tiếng vổ một bàn tay là gì? Một bàn tay làm sao có tiếng? Theo khoa học như trên thì đạt được DMN thấp gần bằng nằm ngang trong khi TPN có hình Sin với đỉnh cao.
Giai đoạn này cũng mất khá nhiều thời gian để đạt được. Khi tôi đặt chữ công án trong tâm thức mà thôi là tôi bắt đầu cảm thấy cơ thể mình nhẹ nhàng như không còn hiện hữu, và tâm thức mình cũng không còn hiện hữu vì chỉ có chữ công án chiếm trọn vẹn, không còn thấy sự hiện hữu của cái tôi của cái Ngã, không tên Tấn trên đời này.Tôi nói vậy các bạn sẽ cười bảo tôi đang mơ tưởng tượng mình sắp đạt bay bổng phép màu. Không phải vậy. Khi đạt được tâm thức nhất niệm vô minh mà các thiền tông gọi là Định hay nhất niệm vô minh, đó là hầm sâu tâm tối là vực thẳm đen ngòm mà hành giả rơi xuống không thấy có đáy khi tham công án, trạng thái này các bạn không còn sự hiện hữu của tư duy ý thức như tôi thường bảo, Socrate nói tôi tư duy là tôi hiện hữu còn Phật dạy tôi không tư duy thì cái Ngã tôi không hiện hữu là cảnh này. Khi đạt nhất niệm vô minh nhờ công án chiếm đóng thì đó là trạng thái bạn đưa công án vào thức số 7 Mặc Na Thức mà không cần phải đi qua thức số 6 là Ý Thức. Có thể nó là trạng thái mà phân tâm học gọi là tiềm thức. Nhưng nếu bạn đạt được công án với sự chú ý không tập trung ý thức và đưa vào đan điền như đã nói trên thì bạn sẽ đạt được nhất niệm vô minh này. Bạn hỏi tôi là làm sao biết mình có thức số 7 -8 và làm sao biết mình thiền vô thức số 7? Phân tâm học Freud nói sau ý thức là tiềm thức và vô thức. Tiềm thức tương đương thức số 7 và vô thức tương đương số 8. Khi thiền công án đạt nghi tình bằng ý thức cũng được như các thiền khác: quán và chỉ, nhưng vì câu nghi tình công án không giải đáp được thì ý thức mệt mỏi ngủ đi nên chuyển qua thức số 7 coi như tiềm thức. Thật ra khi bạn thiền đến nhất niệm vô minh thì bạn đang ở thức số 7 rồi nên khi nghi tình công án dấy lên là dấy lên trong thức số 7. Bạn không đặt câu hỏi đó bằng ý thức nữa vì bạn đã nhập vào nhất niệm vô minh rồi mới đặt ra câu hỏi thay thế bằng một niệm vô minh này. Lúc đó là thức số 7. Vì thế bạn ôm công án miên mật 24/24 mặc dầu bạn làm việc lái xe sinh hoạt, bạn chú ý đến công việc đó 100 % thì vẫn ôm công án được như thường vì lý do bạn làm việc bằng ý thức số 6 trong khi bạn ôm công án là thức số 7 rồi. Hình dung là bạn làm việc bằng trí óc phân tích trong khi ôm công án trong tiềm thức mà thôi. Thí dụ công án tiếng vỗ một bàn tay, giai đoạn này tôi đặt câu hỏi tiếng vỗ là âm thanh như vậy ta tu tập theo Quán Thế Âm Bồ Tát lấy Nhĩ căn làm chính. Trong kinh Lăng nghiêm đức Phật gọi các vị Bồ Tát và A La Hán ra nói về cách tu tập của mình lấy điểm gì làm nòng cốt. Tất cả có 25 vị ra trình bày. Đó là họ lấy 6 căn, 6 trần, 6 thức, 7 Đại tổng cộng là 25 vị. Trong đó Bồ Tát Quán Thế Âm được Văn Thù Sư Lợi chấm là lấy Nhĩ căn mà tu tập là cao trội nhất. Vậy nghe gì khi chỉ có một bàn tay vỗ mà thôi? Trả lời bằng ý thức nghe không có âm thanh làm đối tượng vậy nghe bằng tánh nghe. Tánh nghe là gì? Trả lời Tánh nghe là do Tánh giác áp đặt vào Nhĩ căn gọi là Tánh nghe. Vậy Tánh giác là gì làm sao có? Trả lời Tánh giác là sự biết lần thứ hai biết rằng mình biết cái gì đó bằng ý thức của não bộ. Vậy cái biệt lần thứ hai này có từ đâu? Làm sao có nó? Trả lời cái biết lần thứ hai là trực nhận trực giác biết mà không do ý thức biết mà ra. Nó có được do bỏ đi ý thức phân biệt gọi là vô phân biệt. Vậy làm sao bỏ phân biệt? Trả lời bỏ ý thức phân biệt bằng cách quán chiếu vô ngã không có cái tôi rồi đến vô pháp không có ngã của pháp rồi bỏ luôn ý thức. Làm sao biết vô ngã vô pháp? Trung quán luận do Bồ Tát Long thọ dạy điều này. Vậy trung quán luận là gì dạy những gì? Trả lời Trung quán luận dạy về Tánh Không. Vậy Tánh Không là gì? Trả lời Tánh Không do duyên khởi Phật dạy với vô thường mà có gọi là Dịch Hoá Pháp. Vây Dịch hoá Pháp là gì? Trả lời Dịch Hoá Pháp là vạn pháp di chuyển không ngừng giữa hai đầu của hai thái cực Có và Không, khẳng định và phủ định là theo Tứ cú. Vậy Tứ cú là gì? Do đâu mà có? Trả lời Tứ cú là 4 cái phủ định giữa Có và Không lẫn lược phủ định có, phủ định lần hai không của không có, tương tự về không cũng vậy. Tứ cú là phủ định 4 cái sinh ra: không do nó sinh ra, không từ cái khác sinh ra, phủ định cả hai trường hợp và cuối cùng là không phải do nhân duyên nào hết, cả 4 trường hợp đều sai. Tứ cú do Lão giáo mà đề ra sự biến dịch của vạn pháp. Vậy Tứ cú vô phân biệt cho ta được gì? Trả lời cho ta nhận vạn pháp tính Như thị hiện tiền của chúng. Vậy làm sao biết chúng Như thị? Trả lời biết như thị khi không có cái thức của tôi xen vào. Làm sao có được? Trả lời là diệt Ngã thì có được. Làm sao diệt Ngã? Ngã do Thức mà có diệt Ngã là diệt thức. Vậy làm sao diệt thức? Trả lời thức do Niệm dấy lên bỏ thức là bỏ niệm gọi là vô niệm. Vậy làm sao bỏ niệm? Trả lời quán chiếu niệm dấy lên này từ đâu mà có? khởi niệm có từ đâu? Trả lời khởi niệm có do có đối tượng vậy mất đối tượng thì không có niệm. Vậy làm sao mất đối tượng? Vì nó có sẵn trong đời sống thiên nhiên làm sao từ bỏ nó được? Trả lời bằng quán chiếu nó do duyên mà có nên là vô ngã vô tự tánh là huyễn ảo không có thật. Như vậy quay về vô ngã vô pháp vô thường vô bám trụ. Như vậy hỏi và trả lời đều loanh quanh do ý thức. Làm sao ra khỏi ý thức này? Thiền định làm ra khỏi ý thức, vậy buông xã để đạt được Định là 6 căn không vướng 6 trần, gọi là Thủ hộ 6 căn. Giai đoạn kế tiếp sau khi 6 căn không vướng 6 trần là đầu óc thân thể nhẹ nhàng thanh thoát, tôi bắt đầu cảm nhận chứ không còn ý thức nhận biết nữa, cảm nhận vạn vật chung quanh tôi trong trạng thái yên tĩnh, cảm nhận được sự tĩnh lặng của tâm mình, cảm nhận được cái thanh tịnh của tâm mình, cảm nhận này làm cho mình thấy an lạc phơi phới chỉ biết công án mà không biết gì hết, tự mình thấy mình nhận chứ không cho ra, tức là mở được cơ thể để chấp nhận sự hoà nhập của ngoại cảnh chung quanh xâm nhập vào trong cơ thể mình, từ đó chung quanh ta với mình là một, trạng thái mà thiền gọi là chủ thể và đối tượng nhập lại là một, người và ta là một, cây cối cái gì gần ta với ta là một. Trạng thái này được xem như ta có thân tâm là một như Bát Nhã bảo Sắc với Không là một vậy. Tính Thấy của chúng ta ôm trọn những cái bị thấy, tức là Tính Thấy ôm trọn Vũ Trụ vạn vật, thì Ta với Vũ Trụ vạn vật là một. Tôi xác nhận trạng thái này không phải do tưởng tượng như mình đang đằng vân bay bổng hay biến phép vì còn cho là như vậy là còn ý thức ngự trị. Trạng thái không còn ý thức hiện hữu chỉ có ở thức số 7 công án đang chiếm ngự thì bạn sẽ có cảm giác này, người với ta là một. Tôi thường bảo nhà thiền ngồi dưới gốc cây thấy mình với gốc cây là một tức là trạng thái này. Đứng và mặt khoa học mà nói thì trạng thái mở tâm của mình ra hòa nhập với thiên nhiên là trạng thái tâm lý đúng đắn, chứ không phải mơ tưởng viễn vong vì khi signal của não DMN đã hạ thấp xuống gần như vạch ngang zero thì làn sóng não không còn hình Sin nữa mà là đường thẳng nằm ngang thì ta đạt được sự yên tĩnh hoàn toàn. Cơ thể lúc bấy giờ thở thật nhẹ và dài, não thật ít oxygen nên không tác động suy nghỉ phân tích. Như vậy sau nhất niệm vô minh là đến trạng thái hoà nhập chung quanh. Nhà thiền gọi là đạt tánh Bất Nhị. Có nhiều người giảng trạng thái này là mở luân xa trên đỉnh đầu để hút khí thiên vào cơ thể, đó là tưởng tượng làm thi vị hóa ngồi thiền vì các huyệt bách hội trên đỉnh đầu không phải mở ra hay đóng lại gì hết. Huyệt chỉ là điểm tụ lại của hệ thần kinh neuron nên không có máu ở đó. Trạng thái này mang lại cảm giác lạc của tâm thức chúng ta. Tiếp tục ngồi thiền ôm công án tiếp. Đặt câu hỏi và trả lời cho đến khi nó quay trở về lại tạo thành vòng tròn kín là đúng Thiền định. Trở lại công án tiếng vỗ một bàn tay, tôi đặt câu hỏi tu lấy nhĩ căn là tu theo Quán Thế Âm vậy là tu Vô sanh pháp nhẫn và Phản văn văn tự tánh. Như vậy vấn pháp được quán chiếu là vô sanh, làm sao thấy chúng vô sanh? Quán chiếu vạn pháp có sanh có diệt trong một giai đoạn thời gian nào đó, nhưng bản chất nó là không sanh không diệt vì nó đi thành vòng tròn kín nên không có bắt đầu cũng không có chấm dứt. Einstein nói bạn cho tôi cách tiêu diệt một hạt cát tôi sẽ tiêu huỷ cả vũ trụ nầy. Lý do là vật chất biến đổi thì thành năng lượng và ngược lại. Như vậy là vô sanh mà ta nhận ra được đốn ngộ ra được. Bản chất là Chân như nên không sanh diệt nhưng hiện tượng thì sanh diệt thay đổi không ngừng. Tương tự đối tượng âm thanh ta nghe cũng thay đổi liên tục khác nhau có âm thanh ta nghe được có âm thanh tần số cao thấp ra ngoài khung của con người ta không nghe được. Vậy bản chất âm thanh nghe của nó là gì? Cái gì vô sanh trong nghe âm thanh? Nên nhớ rằng công án chỉ là một phương tiện để diệt vọng tưởng, bản thân công án không là gì cả để đạt giác ngộ. Công án chỉ là thay thế vọng tưởng vì nó khó trả lời, sau khi hết vọng tưởng thì tánh giác mới có thể lóe lên bằng tư duy quán chiếu như ta đặt câu hỏi và trả lời kể trên. Công án tiếng vỗ một bàn tay làm ta diệt vọng tưởng mà theo lối quán chiếu của Bồ Tát Quán Thế Âm là dùng nhĩ căn, Vô sanh pháp nhẫn để hiểu Tánh Nghe. Phản văn văn tự tánh là mang sự lắng nghe vào trong tâm mình mà lắng nghe tự tánh có trong mình, công án đưa ta đến giai đoạn lắng nghe Tự tánh của âm thanh nghe của tâm mình. Tự tánh Nghe từ đâu mà có trong tâm mình? Đã là tự tánh thì bất sinh bất diệt như định luật vật lý nghe từ cơ quan lỗ tai đến não bộ vận hành phân tích để hiểu nghe âm thanh gì. Giác là biết rằng mình nghe phân biệt âm thanh đó bằng não bộ ở vị trí nghe. Tánh nghe là cái biết lần thứ hai sau cái biết nghe của cơ thể. Cái biết nghe của cơ thể gồm có màng nhĩ, neuron thần kinh và não bộ ở vị trí nghe rồi vận chuyển qua vị trí phân tích và vị trí tiềm thức nhớ lại quá khứ. Sự vận hành đó là cái biết của cái nghe đầu tiên. Bồ Tát Quán Thế Âm dùng phương pháp tu này mà đắc đạo. Sau khi kiến tánh là đáp thông các công án, là đi đến sâu hơn về Vô Niệm của lục tổ Huệ Năng. Vô là vô nhị biên và Niệm đây là niệm Chân Như. Lục tổ dạy khi bỏ được Nhị Biên thì Chân Như niệm có sẵn trong ta sẽ tự động bật lên, lóe sáng ra vì nó có sẵn trong ta. Để đạt được điều này tôi đã cố gắng thiền đến lúc người và ta là một rồi bắt đầu tư duy về không gian thời gian và số lượng, cảm nhận chúng là siêu việt Không. Trong Tính Giác, trong Phật Tính thì vượt Không Gian, Thời Gian và Số Lượng, chứ không chấp là Giả hay là Thật, tuy nhiên Thời Gian, Không Gian, Số Lượng và Vũ Trụ vạn vật cũng như thân thể chúng ta vừa là Thế Gian Pháp, vừa là Xuất Thế Gian Pháp, không thể nghĩ bàn, tranh luận, tưởng tượng, đa văn… Tất cả những thứ vừa kể đều là sự hóa hiện và biến hiện, gọi là Chân Không Diệu Hữu, cũng là Sắc chính là Không, Không chính là Sắc. Thế Gian Pháp không bao giờ rời Phật Pháp và cứ biến hiện như thế mãi mãi… không bao giờ gián đoạn, những người còn vô minh không hiểu sự Sinh, Trụ, Dị , Hoại của vũ trụ vạn vật rồi chấp thật là sống với chết để đi vào cái Không ngơ đoạn diệt, có biết đâu đấy là sự vi diệu biến hiện của Phật Tánh, của Chân Như ! Sở dĩ phải có sự biến hiện như vậy là để thể hiện sự nhiệm mầu, tươi mát, sống động của vạn pháp. Làm sao quán niệm vượt không gian thời gian hay còn gọi là ý thức? Đó là tu Vô niệm. Tu vô niệm này kéo dài đến giờ tôi vẫn chưa thông đạt. Lý luận thì đạt được nhưng cảm nhận bằng trực giác thì chưa đạt được. Trực giác nhận chân lý mới là điều cần thiết của ngộ đạo gọi là trực chỉ thiền. Vô niệm là một phuơng tiện thiền độc đáo của Nam tông do Huệ Năng dẫn đầu. Bỏ Nhị Biên là bỏ đi đối đãi chủ /khách, tác nhân /đối tượng, hiện tượng và bản chất. Bạn thoát ra bằng lý luận thì dễ nhưng cảm nhận chân lý nầy bằng tâm thức thì rất khó. Nó không phải là tình trạng không phân biệt đàn ông đàn bà tốt xấu phải trái thiện ác mà nó là trạng thái trả về vạn pháp tính Như Thị của chúng, tính độc lập của chúng không bị ý thức chúng ta đặt tên dựa vào hình tướng và cái ngã của ta cho nó là sự hiện hữu thật của ta, nói theo Duy Thức ba tự tánh thì ta phải kinh qua: Biến Kế Sở Chấp và Y Tha Khởi để đến Viên Thành Thật. Giai đoạn này rất quan trọng cho việc Ngộ đạo, đòi hỏi thông qua được bỏ Nhị Biên tức là không gian thời gian số lượng đều là siêu việt không, rồi đạt tánh Như Thị hiện tiền của vạn pháp không quá khứ, không tương lai rồi đạt đến sự viên thông của lý sự viên thông , năng sở song vong tức cả năng cả sở đều không còn hiện hữu nữa đó là kiến tánh ngộ đạo tức là không còn chủ thể là ta và cũng không còn đối tượng là người là khách. Như thế Vô Niệm là khởi đầu của niệm, nên cần trở về khởi đầu của niệm. Cuối cùng là giai đoạn kiến tánh (đáp thống suốt các công án) rồi khởi tu là học Phật pháp sau khi kiến tánh đó là 7 kinh liễu nghĩa như Pháp Bảo Đàn kinh, Duy Ma Cật, Lăng Nghiêm, Bát Nhã Tâm Kinh, kinh Kim Cang, kinh Lăng Già, Pháp Hoa kinh và kinh Viên Giác. Đó là con đường tu thiền công án. Kết luận này có nghĩa là gần đây Thiền tông không còn là kiến tánh thành Phật mà kiến tánh rồi mới học kinh Phật và học rốt ráo. Hi vọng tương lai Thiền tông không tu thành Tổ mà tu thành Bồ Tát và Phật như Đại thừa nhờ có học kinh Phật. Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật!!
Phổ Tấn
Nguyễn Văn Khánh viết
4 giai đoạn: Tín, Giải, Hành, Chứng, chú trọng thực hành; khi đã Hành thì (Hành khởi giải Tuyệt).
Khải Minh viết
Xin cám ơn anh đã chia sẻ kinh nghiệm ! Lành thay .
Phổ Tấn viết
Cãm tạ Đạo hữu.
Phổ Tấn
Bùi Vũ Long viết
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.