1. Dẩn Nhập
Khi xưa Huyền Trang từ Trung Hoa đi qua Ấn Độ để thỉnh kinh đạo Phật mang về cho Trung hoa xiển dương Phật pháp. Người đến chùa Không Huệ ở Ích Châu ngoại Mông Cổ, người gặp một nhà sư áo quần rách nát, dơ bẩn đói rét. Người từ bi trao tặng áo cà sa và cho thực phẩm để ăn. Vị sư này mới nói rằng Ngài phải đi qua sa mạc Gobi ngoại Mông mới đến được Ấn Độ. Đó là một sa mạc 800 dậm trên trời không có chim bay, dưới đất không có cây cỏ và thú vật cũng như nước uống. Ngài sẽ bị ma quỷ đến quấy phá về đêm hay ngày, ngài hãy đọc bài kinh ngắn gọn này gồm 260 chữ để dẹp trừ ma quỷ. Đó là Bát Nhã Tâm Kinh. Huyền Trang bị quấy nhiễu thật và tụng kinh Quán Thế m không hiệu quả, bèn mang Bát Nhã Tâm Kinh tụng thì hiệu quả vô lường. Sau này khi đến ngụ tại chùa Na Lan Đà nước Ma Kiệt Đà Magadha bất chợt gặp lại vị sư trước kia ở Ích Châu. Người nói: Thầy lặn lội hiểm nguy cuối cùng đến được nơi này. Đó là nhờ ở pháp môn tam yếu của chư Phật ba đời mà tôi đã truyền dạy cho thầy ở tại Ích Châu, nhờ kinh này mà thầy mới được bảo vệ trên suốt hành trình. Nay đã thỉnh được kinh, tâm nguyện của thầy đã được tròn rồi. Ta là Bồ Tát Quán Thế m đây, nói xong liền biến mất trong hư không. Đó là bài kinh bằng tiếng Sanskrit Phạn ngữ nên sau này khi về lại Trung Quốc Huyền Trang dịch ra thành tiếng Trung Hoa, bảng dịch thứ hai là do Câu Ma la Thập dịch. Tất cả xảy ra từ thời Huyền Trang tức năm 600 đến 664 sau Tây lịch. Các bản kinh lưu lại là Bát Nhã Tâm Kinh có từ năm AD 223-253. Như vậy sau thời đức Phật nhập diệt hơn 1000 năm. Và Bát Nhã Tâm Kinh không phải là kinh lời Phật giảng mà có thể là lời Quán Thế m Bồ Tát. Thiền sư Suzuki còn gọi là bài chú Bát Nhã Tâm Kinh.
2. Lịch Sử: Đạo Phật theo lịch sử chia ra 5 thời kỳ
-Thời kỳ 1: Hoa Nghiêm 21 ngày: Nhất Tâm Chân Như, Pháp Giới Duyên Khởi
-Thời kỳ 2: A Hàm: 12 năm các kinh tạo thành Phật giáo Nguyên Thủy
-Thời kỳ 3: Phuơng Đẵng: 8 năm giảng về kinh Duy Ma Cật, Lăng Già, Lăng Nghiêm, Kim Quang Minh, Thắng Man
-Thời kỳ 4: Bát Nhã: 22 năm giảng về Bát Nhã thu gọn lại là Kim Cang với Tánh Không
-Thời kỳ 5: Pháp Hoa Niết Bàn: 8 năm giảng về Pháp Hoa và Đại Bát Niết Bàn Phật Tánh.
-Về Luận thì 600 năm sau Phật nhập diệt là Trung Quán Luận, 900 năm là Duy Thức Luận ra đời. Như vậy Bát Nhã Tâm Kinh ra đời lúc 1000 năm sau Phật nhập diệt. Kinh này bao gồm tất cả các giai đoạn của đạo Phật từ 5 thời kỳ đến hai luận giải Trung Quán và Duy Thức và dĩ nhiên kinh này không do Phật giảng. Kinh này nối tiếp kinh Kim Cang và kết hợp 2 luận mà tạo thành, trong đó bao gồm phần Mật Tông. Để thấu hiểu trọn vẹn Bát Nhã Tâm Kinh chúng ta nên nhìn dưới lăng kính gốc là bộ kinh Bát Nhã Kim Cang, kết hợp với 2 luận Trung Quán và Duy Thức và trải qua hết 5 thời kỳ của đạo Phật. Từ đó mới có giảng giải Tánh Không chính là Phật Tánh là giai đoạn cuối của thời kỳ Pháp Hoa Niết Bàn.
3. Giảng giải
Giải thích đơn giản về nghĩa của các câu kinh. Sau đó là triết lý Trung Quán và Tánh Không cùng Duy Thức Luận. Cả ngàn năm nay có rất nhiều các bậc trưởng thượng các thầy giảng về Bát Nhã Tâm Kinh, qua rất nhiều góc nhìn về triết lý cũng như tu tập. Có khi họ thấy sự cao siêu của Bát Nhã Tâm Kinh nên cho là bất khả tư nghị không thể luận bàn. Tánh Không là Phật Tánh là không thể dùng ngôn ngữ diễn tả giải thích được, nhưng ít ra cũng dùng ngôn ngữ để cho chúng sanh vô minh hiểu một khía cạnh giản đơn nào đó để tu tập.
Kinh Bát Nhã Tâm Kinh gồm 260 chữ đi tuần tự từ đầu đến cuối như một lịch trình tu tập của một Bồ Tát tu hành thành Phật. Đầu tiên là Ngũ Uẩn quán chiếu một cách Hành Thậm Thâm là mang sức tập trung cao độ và thâm sâu để quán chiếu của người Bồ Tát chứ không phải của người chúng sanh còn vô minh. Hành Thậm Thâm là công tác gom tụ năng lực tối đa tu tập thực hành quán chiếu. Quán chiếu Ngũ Uẩn này nằm trong Tứ Niệm Xứ và Vô Ngã Tướng mà đức Phật giảng dạy cho 5 anh em Kiều Trần Như. Đó là thuyết Duyên Khởi. Thuyết này đi xuyên suốt cả 5 thời kỳ của Phật giáo nên chia từng giai đoạn là Nghiệp Cảm Duyên Khởi tức 12 Nhân Duyên, rồi là A Lại Da Duyên Khởi khi có Duy Thức ra đời, rồi Chân Như Duyên Khởi khi nói đến Đại Thừa Khởi Tín và cuối cùng trùng trùng duyên khởi là Pháp Giới Duyên Khởi của kinh Pháp Hoa. Đầu tiên là Ngũ Uẩn giai không xem như đoạn đầu đi qua bên kia bờ, con thuyền Ngũ Uẩn đã đi xong lên bờ là bỏ con thuyền đó là giai không. Ngay lúc đầu tiên chữ Không này đã được đặt để ra như nối tiếp phần luận giải Trung Quán về Tánh Không. Như vậy là phải quay về hiểu Tánh Không theo Trung Quán rồi Duy Thức.
Tại sao có Bát Nhã Tâm Kinh ra đời để làm gì? Đại Thừa cho rằng họ là sự thăng tiến của Nguyên Thuỷ đi lên cao hơn mạnh hơn tập trung hiệu quả hơn để diệt tận cùng lậu hoặc Tham Sân Si, 3 cái phiền não mà đức Phật chủ đích dạy bảo. Họ cho là: Khi quán Tứ Niệm Xứ tu tập Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo chúng ta nhiều khi chỉ đợi Tham Sân Si ló ra thì chặt đứt và dùng Giới Định Tuệ mà chặt đứt nó mãi. Cũng dùng thiền quán như Tứ Niệm Xứ nhưng lại quán theo Bát Nhã Tâm Kinh là quán hết tất cả Nguyên Thủy đến Đại Thừa, Trung Quán đến Duy Thức. Quán hết mọi góc độ khía cạnh như vậy mới bứng hết gốc rễ của Tham Sân Si mà diệt tận. Bát Nhã Tâm Kinh quán chiếu thậm thâm tức là cố gắng hết sức tập trung cao độ, tinh tấn cao độ, miên mật quán chiếu từ Ngũ Uẩn, 12 Nhân Duyên, Lục Độ Ba La Mật, các pháp môn Đại Thừa. Quán tất cả là Không. Nguyên Thủy ngày nay cũng có giảng về Tánh Không là có Trung Quán Luận và Vi Diệu Pháp cũng có Duy Thức Luận trong đó. Hiện nay bên Thái lan đang giảng về Tánh Không và Vi Diệu Pháp tại các chùa Nguyên Thủy. Như thế không còn phân biệt khác nhau giữa Nguyên Thủy và Đại Thừa. Tánh Không của Bát Nhã Tâm Kinh cũng là Vô Ngã tướng của Nguyên Thủy và Vô Pháp. Đức Phật nói về Không trong kinh Tiểu không của kinh trung bộ: Này Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không, nên nay ẩn trú rất nhiều. Hay đức Phật dẫn chứng bọt nước trên sông Hằng cho các tỳ kheo hiểu các pháp là trống rỗng không, dễ vỡ ngắn ngủi mong manh. Trong kinh Tập A hàm có ghi lúc Phật nhớ về hai đại đệ tử Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên chết, ngài nói Ta nhìn đại chúng thấy trống không vì Xá Lợi Phất Mục Kiền Liên không còn nữa đã vào niết bàn. Có lần đức Phật giải thích Đệ nhất nghĩa Không như: Mắt sanh ra thì nó không có chỗ đến, lúc diệt đi thì không có chỗ đi. Đó là bản chất và hiện tượng của các pháp. Hiện tượng thì có sanh diệt còn bản chất thì không có sanh diệt. Phật giáo Nguyên Thủy có chữ Không với ý nghĩa là chấm dứt phiền não của Tâm, bọt nước mong manh trống rỗng không và cuối cùng là Vô Ngã Không, không có cái gì cố định nên là Vô Thường.
Không này được hiểu như thế nào? Trung Quán Luận được giải thích là Trung là thực tướng Bát Nhã còn quán là quán chiếu Bát Nhã và luận là văn tự Bát Nhã. Bồ Tát Long Thọ bảo cốt lỏi của Trung Quán Luận là: Các pháp do Duyên Khởi nên ta nói là Không là giả danh và cũng chính là Trung Đạo. Vì duyên khởi làm nòng cốt nên Trung Luận bác bỏ luận cứ cho là sự vật có tự tánh độc lập với nhau. Sự vật hiện hữu chỉ là do duyên kết hợp hay tan rã không có tự tính chỉ là hổ tương lẫn nhau. Không tự thể mà còn giả danh là ý nghĩa của vạn pháp. Trung Đạo không chấp vào có, không chấp vào không, không khẳng định, không phủ định. Vạn sự vật chuyển động không ngừng nghỉ từ Có qua Không Có rồi trở lại Có dưới hình thức là giả danh. Trung đạo là sự đi chuyển từ khẳng định qua phủ định rồi trở lại khẳng định, chạy qua chạy lại vô thường và không có cố định một điểm nào hết. Không cố định cã hai đầu Có và Không Và cũng không ở chính giữa hai cực đoan đó .Tiến trình nầy Long Thọ gọi là Dịch Hoá Pháp. Tức là các pháp luôn luôn chuyển dịch hoá hiện, đi từ hủy Thể đến Tướng, rồi hủy Tướng đến Dụng, hủy Dụng đến Ngôn Từ, hủy Ngôn Từ đến Thể Nhập Tuyệt Đối. Trung đạo là con đường của Thể Nhập (triết học Tánh Không: Tuệ sỹ). Long Thọ nói các pháp là Không rồi lại phủ nhận không này thì mới hiện ra cái tuyệt đối là Có. Không + không= Có. Phủ định cái phủ định trước là thực tánh Có (hữu) của các pháp. Trung đạo gom tụ lại 8 bất: Bất Sinh Bất Diệt, Bất Khứ Bất Lai, Bất Đoạn Bất Thường, Bất Một Bất Hai nhiều. Tám Bất này được hiểu là không có chấp vào bất cứ cái gì về không gian là không sinh không diệt, rồi không chấp vào thời gian là không đến không đi, rồi không chấp vào số lượng là không một không hai. Hiểu được sự từ chối này là vì vạn pháp không đứng yên bất kỳ một vị trí cực đoan nào mà là sự chuyển dịch không ngừng nghỉ. Như vậy đầu tiên Bát Nhã Tâm Kính là quán chiếu Ngũ Uẩn giai không là không có tự tánh, Vô Ngã Tướng mà Phật giảng ngay lúc đầu là không có cái tôi, cái của tôi, cái tự ngã của tôi thuộc về tôi. Vô Ngã Tướng rồi đến Pháp Vô Ngã là pháp cũng không tự tánh, không tự nó mà nó có hiện hữu. Pháp là cái gì ngoài thân tôi ra chung quanh là pháp. Chúng dựa nhau mà có hiện hữu, cái này có thì cái kia có cái này diệt cái kia diệt. Long Thọ đưa ra Thuyết Trung Quán Luận mục đích giải thích các câu hỏi của Bà La Môn về vấn đề siêu hình mà Đức Phật im lặng sấm sét không trả lời. Siêu hình như trái đất này từ đâu mà hiện hữu, chết rồi đi về đâu? Tất cả được giải đáp bằng Tánh Không, bằng Tứ Cú. Có nghĩa là không có khởi đầu cũng không có kết thúc, không có đến cũng không có đi. Pháp Vô Ngã rồi đến kinh Kim Cang Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Không bám trụ là không chấp vào bất cứ cái gì, là buông Xã. Buông xã không phải là buông bỏ. Mà là chấp nhận các pháp hiện hữu theo chính nó, không có cái gì ngoài nó và không có cái tôi (Ngã) xen vào. Trả các pháp về lại cho pháp là các pháp hiện hữu Như Thị như chính nó trong thời khắc hiện tiền. Chữ Xã có trong Phật giáo Nguyên Thủy là Thất Giác Chi ở đoạn cuối cùng. Kinh Kim Cang cũng đưa ra 9 thí dụ để dẫn chứng các pháp là như bọt nước, như tiếng vọng ở vách núi, như ánh chớp, như bóng trong gương, như bóng hạt bay qua đầm nước, như ánh điện chớp ….là giả lập là không có thật là giả danh. Từ giả danh nên gọi là Không, là sự trống không như bọt nước mưa, chứa đựng trống không (emptiness) bên trong bọt nước và dễ vỡ như giả danh không có thực vì không tồn tại lâu dài. Như vậy Không đây có nhiều nghĩa từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa từ không tự tánh, từ Vô Ngã Pháp, từ Vô Bám Trụ buông xã và như thị, rồi trống rỗng không là hư không. Kế tiếp sau 200 năm sau Trung Quán là Duy Thức ra đời. Duy Thức và Trung Quán cãi nhau sôi nổi của hai trường phái nầy, cuối cùng người tu tập xét nghiệm kỹ Duy Thức và Bát Nhã Tâm Kinh hoà nhập những gì? Ba tự tánh Duy Thức là Biến Kế Sở Chấp, Y Tha Khởi và Viên Thành Thật. Duy Thức đưa luận cứ vạn pháp do thức mà hiện hữu nên Biến Kế Sở Chấp có nghĩa là tùy theo sự biến đổi và kế thừa của các pháp mà đặt tên cho nó hiện hữu với chúng sanh. Biến Kế Sở Chấp là cái ta chấp vào hình tướng mà đặt cho nó cái tên hiện hữu. Rồi sự hiện hữu đó lại Y Tha Khởi là y theo cái tha là duyên khởi mà vận hành thay đổi liên tục nên vô thường. Cuối cùng là Viên Thành Thật là có một cái sự thật, chân thật viên tròn viên mãn là cái Chân Như Chân Tâm không sanh không diệt, cái đó nó có ( hữu) cuối cùng. Hòa hợp hai Trung Quán và Duy Thức mới ra đời là Chân Không Diệu Hữu, trong cái chân thật viên thành thật của Không là có một cái hữu hiện hữu là Chân Như Phật tánh. Duy Thức hỗ trợ Trung Quán giải thích bát bất là không có không gian thời gian số lượng vì 3 điều đó do ý thức phân biệt của chúng ta mà có. Ý thức này có từ khi chúng ta sinh ra đời, phân biệt không gian thời gian nên nó đòi hỏi chúng ta tìm kiếm cái cõi nào chúng ta chết đi về đâu? Và cái gì trong không gian này khi trái đất này được thành hình. Dùng thiền định quay về nguồn gốc của ý thức lúc bắt đầu sinh ra niệm là tu Vô Niệm. Khi tìm về cái khởi phát ra niệm đó là ta trả pháp về lại cho pháp tức Như Thị thực tướng vạn pháp, nó là chính nó ngay hiện tiền không có không gian thời gian số lượng xen vào. Nó là Như Thị hiện tiền. Vậy trả lời mấy câu hỏi siêu hình của Bà La Môn hỏi Đức Phật im lặng sấm sét đó là Không. Bỏ ý thức phân biệt bỏ cái tôi cái Ngã, bỏ chấp pháp, bỏ chấp bám trụ bất cứ cái gì. Bỏ nhị biên ý thức phân biệt. Tất cả là Không. Stephen Hawking chắc có lẽ cũng dùng thiền định quán chiếu về lúc đầu sinh ra vũ trụ này được thành hình từ một Quark với hai năng lượng positive va negatine nhập vào nhau gây sự bùng nổ big bang biến vũ trụ thành hình và giản nở đi mãi mãi không dừng lại. Đúng là một là tất cả vạn pháp, vũ trụ qui về một hạt cải. Tây phương và đông phương gặp nhau tại đây. Long Thọ chú ý đến Tứ Cú là các pháp không bao giờ tự nó sinh ra vì 4 cái phủ định: 1. Sinh ra từ chính nó sinh ra, 2. Sinh ra từ cái khác, 3. Cả hai trường hợp này gộp lại, 4. Không do nhân duyên nào cả. Cả 4 trường hợp đều sai không thể xảy ra. Tánh Không là bản chất của Duyên Khởi và Duyên Khởi là hình tướng của Tánh Không. Vì chấp có cái tôi nên Tham Sân Si có, giờ quán chiếu không có cái tôi thì diệt tận gốc tham sân si tức là hiểu rõ Tánh Không là Vô Ngã.
Câu đầu tiên quán Hành thậm thâm Ngũ Uẩn giai Không với không có Tự Tánh, không có Ngã, không có Pháp không Bám Trụ. Thái độ Bồ Tát hành thậm thâm là nói tính cách tích cực. Vì tương quan nhau mà hiện hữu nên do duyên hòa hiệp mà sinh khởi nên không có tự tánh, vì không tự tánh nên rốt ráo là Không. Sau khi quán được Không thì sẽ độ được bao khổ ách sẽ hết. Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc, Sắc không khác Không và ngược lại là gì? Chữ tức thị và chữ không khác là nói đến Duyên Khởi. Sắc là hữu tướng làm duyên khởi cho vô tướng là không hiện hữu và ngược lại. Sắc là vật có hình tướng sờ thấy được thì bản chất thật sự của nó là vô tướng Tánh Không của vạn pháp. Nó không tồn tại cố định thay đổi Vô Thường. Tướng Không của các pháp bất sinh bất diệt. Thị chi pháp Không tướng bất sinh bất diệt là gì? Phần này rất sâu xa khó hiểu. Không có hai phần là Tướng Không và Tánh Không. Tướng là cái nhìn thấy sờ thấy là sắc thì Không là hư không trống không cái mà ta nhìn lên trời thấy trống không đó là Tướng Không là hình thể của hư không thì không tướng đó không có sanh có diệt. Rồi đến bản chất của Không là Tánh Không thì lại từ chối tiếp là Không của cái Không Tướng là hai lần không thì là Tánh Không thì cũng không sanh không diệt là Tuyệt Đối. Sắc tức thị Không mà Không thì không sanh diệt thì sắc cũng không sanh diệt ư? thì tại sao sắc vô thường có sanh có diệt? Long Thọ mang thí dụ sắc này là con gà và cái trứng gà. Cái nào có trước? Gà sanh ra trứng gà rồi con gà này lại do trứng gà sanh ra con gà. Như vậy không có cái nào có trước sanh ra cái kia mà chỉ là một vòng tròn kín không có cái trước cái nào sau như vậy chúng không có đến không có đi, không có sanh không có diệt. Có nghĩa là nhìn tổng quan thì không sanh không diệt, nhưng vô từng sắc na thì có sanh có diệt vô thường. Trung Quán là chạy qua chạy lại của hai đầu Sanh và Diệt. Nhưng vạn pháp do duyên vận hành nên có sanh có diệt rồi lại có sanh tức là vòng tròn kín không bắt đầu từ đâu hết hay chấm dứt ở đâu hết. Tuy có Vô Thường nhưng là vòng tròn kín nên không sanh diệt. Tương tự như chúng ta nhìn tổng quan hàng vạn kiếp thì không sanh không diệt nhưng nhìn 100 năm thì có sanh có tử.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa …: đoạn văn này nói về chứng đắc. Rất nhiều người cho rằng Bát Nhã Tâm Kinh từ chối sự chứng đắc này như một con thuyền đi qua bên kia bờ thì lìa bỏ con thuyền để lên bờ rồi đi tiếp. Cũng giải thích là chứng đắc có rồi cũng là không có thật là giả danh. Bồ Tát đạt đến một sự từ khước sự chứng đắc. Tại sao thế? Đã tu tập thì phải có thành quả chứng đắc? Giải thích đơn giản: chúng sanh mang trong người 100 phần lậu hoặc phiền não. Nay nhờ tu tập sáng suốt ra tiêu diệt phiền não lậu hoặc 60 phần thì còn lại 40 phần lậu hoặc thì có đắc gì đâu? Chỉ là làm mất đi 60 phần phiền não mà thôi. Trở về cho được 100 thanh tịnh hết sạch phiền não Tham Sân Si chứ có chứng đắc cái gì đâu? Đắc đạo có nghĩa là hết phiền não trở về Nguyên Thủy vô thủy vô chung là tâm Phật. Không có đạt lấy được một cái gì mới, chỉ là bỏ đi dần cho hết lậu hoặc mang trong người. Tu là không lấy vào thêm cái gì mà chỉ có bỏ ra mọi phiên não cho hết sạch.
Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn. Tức là vượt qua sự điên đảo đạt đến cứu cánh Niết Bàn. Phần trên vô chứng đắc, phần dưới đạt cứu cánh Niết Bàn như vậy mâu thuẫn? Có người cho rằng hiểu như sau: viễn ly lìa bỏ sự điên đảo và viễn ly từ bỏ chứng đắc Niết Bàn vì như giải thích vô chứng vì có đắc gì đâu chỉ là từ bỏ lậu hoặc phiền não Tham Sân Si mà thôi, thì hợp lý.
Câu thần chú Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha. Đây là Mật Tông. Câu thần chú này được thiền sư Suzuki giải thích rất sâu xa cho bài kinh Bát Nhã Tâm Kinh. Mật Tông là tông phái cầu nguyện dùng âm thanh ngôn ngữ để cầu nguyện đến Đức Phật và Quán Thế m Bồ Tát. Khi xưa Đức Phật có lấy viên đá bỏ xuống nước và bảo các tỳ kheo hãy cầu nguyện cho viên đã nổi lên. Nhưng có một câu chuyện Angulimala tướng cướp giết 999 người và muốn giết đức Phật để đủ 1000 người để đắc đạo về cõi thiên đàng. Sau đó được Đức Phật giáo hoá tu tập thành A La Hán. Một hôm có một sản phụ sanh con mà không sanh ra được cầu khẩn Đức Phật. Đức Phật dặn Angulimata đến trước nhà sản phụ đọc thần chú là nói rằng kể từ khi tôn giả tái sinh trong thánh đạo chưa từng giết hại một sinh mạng nào hết và ước nguyện sản phụ sinh con an toàn. Kết quả là sản phu sinh con liền tức thì. Câu thần chú là: trong quá khứ ta đã giết 999 người nhưng từ khi ta sinh lại trong đạo Phật thì ta chưa bao giờ hại một sinh mạng nào, với tâm từ bi này là sự thực, ước nguyện sản phụ sinh con dễ dàng. Cũng như câu chú Lăng Nghiêm cho Ananda giải nạn. Với Bát Nhã Tâm Kinh thì câu thần chú cuối cùng là một đại minh chú diệt trừ ma quỷ tai họa cùng hổ trợ Định cho thiền quán, bởi năng lực của tất cả các câu trong bài Bát Nhã Tâm Kinh. Thiền sư Suzuki cho rằng cả bài kinh ngắn 260 chữ Bát Nhã Tâm Kính là cô động qua các việc tiến trình đạo Phật. Đầu tiên là từ chối tức là đã đi qua bờ bên kia bằng con thuyền khi lên bờ rồi thì từ bỏ con thuyền. Con thuyền đó là Ngũ Uẩn, kế tiếp là 12 Nhân Duyên, kế tiếp là Lục Độ Ba La Mật, kế tiếp là các môn phái khác đến chứng đắc cũng từ bỏ tiếp. Như vậy trong suốt Nguyên Thủy Đại Thừa các tông phái tu tập xong qua bên kia bờ rồi là từ bỏ con thuyền. Như cánh tay chỉ lên mặt trăng đến đầu đỉnh ngón tay rồi là với lên mặt trăng là Không, hư không trống rỗng là Không. Tất cả các năng lượng tu tập đã qua dồn đến câu thần chú Gathe Gathe Para gathe…qua bên kia bờ mà Suzuki gọi là Tuệ Giác Tuệ Giác để đủ năng lực diệt trừ ma quỷ tai họa, hỗ trợ cho samatha thiền định. Nghi thức cầu nguyện này theo Mật tông được dẫn bày như một hình thức đăng đàn tụng niệm. Theo Phật giáo Đại Thừa ngoại trừ Mật Tông thì cầu nguyện về Tuệ Giác để giải thoát phiền não là điều không có lý. Phải tự thấp đuốc mà có ánh sáng Tuệ Giác mà đi. Tự độ trước rồi mới có Tuệ Giác để được Tha độ mà do cầu nguyện.
4. Kết Luận
Bát Nhã Tâm Kinh 260 chữ là một kinh cô động tất cả con đường tu theo đạo Phật từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa bao gồm luôn Mật Tông. Chữ Không trong Bát Nhã được hiểu có nhiều nghĩa như không tự tánh, không pháp tánh, không bám trụ, không chấp, trống rổng không, giả danh, Như Thị hiện tiền, không phân biệt. Trong phép giảng của Đức Phật có lối nói trực tiếp như kinh Nguyên Thủy, lối nói từ chối phủ định như Bát Nhã, có lối nói hình tượng biểu tượng như Pháp Hoa bông sen. Phật tùy theo đối tượng căn cơ mà thuyết pháp. Tu theo Bát Nhã là quán chiếu giửa Sắc và Không, mục đích là diệt tận gốc Tham Sân Si lậu hoặc phiền não. Dựa trên thuyết Duyên Khởi mà quán chiếu. Dựa trên hiên tượng luôn thay đổi so với bản chất thì như như chân thật. Mục đích từ chối là từ bỏ ý thức phân biệt khi thiền quán. Cả ngàn năm nay biết bao nhiêu người giảng giải Tâm kinh, vấn đề là nó thật sự không phải là một kinh luận mà là một tổng lược (summary) của toàn thể đạo Phật. Nó có thể áp dụng vào bất cứ kinh luận nào đều thấy nó hiện hửu. Biểu tượng của kinh Bát Nhã Tâm Kinh là một vòng tròn kín, không không gian sanh diệt, không thời gian đến đi, không số lượng của ý thức. Đúc kết lại là câu thần chú: Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha.!! Nam mô Quán Thế m Bồ Tát!! Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật!!!
Tham khảo: các bài giảng Youtube của các vị Thầy nổi tiếng như: Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Tuệ Sỹ, HT Viên Minh, Thiền sư Suzuki, Cư sĩ Nguyên Giác, cư sĩ Lê sỹ Thanh Tùng Thư viện Hoa sen.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.