Video pháp thoại Triết lý đạo Phật trong Tây Du Ký được Thầy Thích Thiện Tuệ thuyết giảng tại Nhà hàng chay Ấn Tâm, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Tây du ký ra đời không phải là chú ý đến sự nghiệp Tây du thỉnh kinh của Đường Tăng, mà là chú ý đến nhân cách được xây dựng từ giáo lý này. Một nhân cách sống vì hạnh phúc an lạc của số đông, sống hiền thiện, vì công bằng, bình đẳng, tôn trọng sự thật, trách nhiệm cá nhân và đặc biệt là sống tùy duyên, rất trí tuệ.
Cốt truyện Tây du ký liên quan đến đạo Phật nhưng tác phẩm không nhằm mục đích truyền đạo. Đạo Phật ở đây được hiểu như một lý tưởng chính trị, một ước mơ về tự do, bình đẳng. Đó là dấu ấn của tư tưởng người dân hình thành trong quá trình truyền miệng câu chuyện Tây du của vị sư trẻ đời Đường. Chính vì thế, khác với lịch sử, nhân vật chính quyết định thành bại của chuyến đi không phải là nhà sư mà là Tôn Ngộ Không.
Hầu như suốt thời gian theo dõi cuộc hành trình thỉnh Kinh, chúng ta đã bị cuốn hút bởi cái nhìn chính xác và bởi thái độ tự chủ trước các hiểm nạn, trước mọi cám dỗ của Tôn Hành Giả. Mỗi cái nhìn, mỗi bước đi của Hành Giả như vang vọng lời Kinh Bát Nhã: “… Dĩ vô sở đắc, cố Bồ-đề-tát-đoả y Bát Nhã Ba La Mật-đa, cố tâm vô quái ngại, vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn”. Hồi thứ hai là hồi học đạo và hành đạo của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không đã học, bàn luận, hành Tam thừa giáo và Nhất thừa giáo suốt bảy năm liền, như tác giả Ngô Thừa Ân giới thiệu: “… Diễn đủ Tam thừa giáo. Lúc diễn thiền môn, khi giảng đạo. Ba nhà hợp lại nghĩa thêm càng”.
Để lại một bình luận