Không tranh giành chính là từ bi.
Không tranh cãi chính là trí tuệ.
Không nghe chính là thanh tịnh.
Không nhìn chính là tự tại.
Tha thứ chính là giải thoát.
Biết đủ chính là buông.
Con người ta thích nắm hơn buông, mặc dù trên nguyên tắc buông dễ hơn nắm. Những ai biết buông hoặc biết cách nắm như thế nào cho đúng cách sẽ không phải chìm trong đau khổ.
Nắm đúng cách chính là sự tinh tấn trong chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm, chánh định. Buông như thế, nắm như thế mới có thể có được sự quân bình, an lạc. Nói thì dễ, nhưng thực hành mới khó làm sao. Mà khó nhất chính là làm sao buông được để rảnh tay mà nắm!
Nếu con người biết buông xả phiền não trong đời sống hiện tại, buông đi những danh lợi, những hận thù chấp nhặt, đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những “tham – sân – si” trong cuộc sống thường nhật sẽ tự tìm thấy cho bản thân niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn.
Có buông xả thì lòng ta mới rộng mở, ai nói gì cũng có thế bỏ qua mà không chấp nhặt. Nếu ai xúc phạm có thể dễ dàng tha thứ, nếu có tức giận, buồn bã thì cũng chỉ một vài phút, vài giờ rồi lòng có thể cân bằng, bỏ qua để rồi khi qua một đêm thức dậy có thể quên hết để tâm an vui.
Nhưng bạn cũng cần biết, buông xả không có nghĩa là buông bỏ, dẹp hết tất cả để chỉ lo cho bản thân mình. Bông xả không có nghĩa là chối bỏ, trốn tránh trách nhiệm. Buông xả nhưng phải luôn giữ trọn trách nhiệm của một con người.
Bài giảng Từ bỏ theo lời Phật dạy được Thầy Thích Phước Tiến thuyết giảng tại The Buddhist Society, ngày 09/04/2017 (13/03/Đinh Dậu) trong chuyến hoằng pháp tại Úc.
Xem thêm Buông để sống vui vẻ hạnh phúc | Buông bỏ là hoán đổi | Học cách từ bỏ để sống an vui | Ước nguyện cuối cùng của Alexander Đại Đế
Để lại một bình luận