Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ A CHIÊN ĐA THẠCH QUẬT trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ A CHIÊN ĐA THẠCH QUẬT theo từ điển Phật học như sau:
A CHIÊN ĐA THẠCH QUẬT
A CHIÊN ĐA THẠCH QUẬT
A-chiên-đa (S: Ajantà)
Quần thể hang động ở thôn A-chiên-đa, Ấn Độ. Các tự viện xây trong động đá được phát hiện ở phía Tây ấn Độ, Đông Bắc Áo-lan-ca-ba (P: Aurangabad) và gò Nhân-đức-a-lí (Indhyadri) thuộc thôn A-chiên-đa, lớn nhỏ cả thảy 29 động, trong số ấy có 27 động được nhận rõ, gồm bốn tháp viện (S: Caitya, động thứ 9, 10, 19, 26) và 23 hoặc 25 tăng viện (S: vihàra).
– Tháp viện là nơi tăng chúng tập hợp lễ bái. Về cách xây cất gồm: thiên tỉnh (giếng trời, tức trần nhà) hình vòm, đòn dông gỗ, lối vào có hai cây cột chia làm ba khoảng, phía trên có cửa sổ hình móng ngựa, bên trong có vài mươi cây cột gỗ dọc theo mặt vách, mỗi cột cách nhau khoảng 1m. Trong viện có tháp Phật, chính giữa có khắc tượng Đức Thế Tôn.
– Tăng viện là nơi chư Tăng nghỉ ngơi. Về cách xây cất, qua khỏi cửa có khoảng trống hình vuông, 4 phía có xây cất rất nhiều tăng phòng nhỏ. Trên các đầu cột, lan can, vách có điêu khắc tượng Phật, tượng chạm trổ hình người và các động vật rất xinh đẹp.
Các hang động này không phải được hoàn thành cùng lúc, cùng thời đại. Những hang động sớm nhất được hoàn thành từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ I tr. TL (như hang động thứ 9, thứ 10). Nói chung, đại đa số phù điêu thuộc về thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VII đều tập trung ở các hang động thứ 1, 2, 16, 17. Nội dung lấy hình vẽ về sự tích bản sanh của Phật làm chính. Trên vách, thiên tỉnh, đòn dông, cột trụ, người ta sử dụng chất thuốc nước với kỹ thuật khéo léo vẽ thành các bức tranh. Các bức họa ở ấn Độ được giữ gìn đến nay không chỉ có ở A-chiên-đa, nhưng nếu luận về qui mô rộng lớn, nét bút tinh xảo, có điều kiện bảo tồn hoàn chỉnh thì bức họa ở những nơi khác không sánh kịp nơi này.
Năm 1819, một vài sĩ quan của sư đoàn Madras phát hiện động đá A-chiên-đa. Năm 1828, thượng úy Gresley, Ralph và bác sĩ J.Bird đi sâu vào nghiên cứu học thuật. Ông Ralph có đăng trong tạp chí Hiệp hội Châu Á bài phát biểu về các bích họa bên trong hang động này. Năm 1839, trung úy Black cũng ấn hành quyển “Rockcut Temples in India ” (Các tự viện tạc bằng đá ở Ấn Độ). Tác phẩm này đã gây sự chú ý trên thế giới.
Năm 1896, sau khi Griffiths xuất bản quyển “The Paintings in the Buddhists Cave temples of Ajanta” (Các tác phẩm hội họa trên vách chùa hang động Phật giáo ở Ajanta ), địa vị của A-chiên-đa về mặt Phật giáo sử và mĩ thuật sử càng được xác lập.
Theo: Giải Thuyết Tây Vực Ký; Ấn Độ Phật Tích Thật Tả Giải Thuyết.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với A CHIÊN ĐA THẠCH QUẬT tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận