Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ A LA LÁ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ A LA LÁ theo từ điển Phật học như sau:
A LA LÁ
Arâta kalama
Một ông sư tu Tiên hồi đức Thích Ca mới ra đi tu. Cũng viết: A lam. Dịch nghĩa: Giải đãi.
Thái tử Thích Ca đến phía Bắc thành Tỳ xá ly, gặp ông A la lá, một nhà danh sư về phái Số luận, cầm đầu ba trăm đệ tử. Về cách tu hành, ông này bảo rằng: Làm người muốn tu hành, phải theo phép xuất gia, đi xin ăn cho đủ sống mà thôi. Phải nguyện rằng khi nào cũng giữ giới hạnh cho hẳn hòi, áo quần thế nào cũng xong, ăn ngủ thế nào cũng được, tìm chỗ thanh tịnh, đi một mình, ngồi một mình, lánh xa lòng tham, lòng dâm, coi cái vui của thế gian như tro bụi, không ưa muốn gì nữa cả. Rồi chuyên tâm vào một chỗ mà nhập định. Lần lần được định Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, lần đến định Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ. Như vậy cho đến khi đặng định Bất dụng xứ, sanh về cảnh Trời Vô tưởng thì đặng giải thoát. Định Bất dụng xứ đó, ta đã chứng được.
Thái tử ở tu chưa bao lâu đã thông thuộc bằng ông A la lá, Ngài bèn từ giã mà đi tầm chỗ giỏi hơn. Ngài bỏ thành Tỳ xá ly, qua sông Hằng hà và vào nước Ma Kiệt Đề: Magadha. Ngài đến ông Uất đầu lam Phất: Udraks Rama Putral.
Đại Niết Bàn kinh, quyển 28: Theo ông A la lá: A ra Ta, vị Tiên nhơn Ngũ Thông, ngài thọ phép Vô tưởng Định. Thành tựu phép ấy rồi, ngài lại nói ra chỗ lỗi lầm của phép ấy.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với A LA LÁ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận