Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ A SÚC PHẬT trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ A SÚC PHẬT theo từ điển Phật học như sau:
A SÚC PHẬT
Axobya hoặc Aksobhya
Đức Phật A Súc. Đó là danh hiệu của một vị Phật, do chữ A Súc bề và A Súc bà nói tắt ra, dịch là những nghĩa: Bất động: chẳng động, Vô động: không động, Vô nộ: không giận, Vô sân nhuế: không hờn tức. Ngài là đức Đại Nhựt Như Lai ở đời quá khứ phát nguyện tu hành, thành Phật ở phương Đông, cõi Phật quốc của Ngài kêu là Thiện khoái quốc hay là Hoan hỷ quốc, Diệu hỷ quốc.
Trong cuộc lễ thí thực, người ta xưng hiệu đức A Súc Phật là Diệu Sắc Thân Như Lai.
Phái Phật giáo Đại Thừa ở xứ Nê Bạc Nhĩ: Népal có thờ đức A Súc Phật mà họ gọi là Bất Động Như Lai. Phái ấy bảo rằng Ngài Bất Động Như Lai là một vị Hóa Phật trong năm vị Phật thiển hóa thân của đức A Đề Phật. Họ thờ đức A Đề Phật là Phật bổn sơ, Phật nguyên thủy, tức dịch nghĩa ra là Đại Nhựt Phật vậy.
Niết Bàn kinh quyển ba: Thuở xưa, đức Phật Thích Ca làm một vị quốc Vương tên là Hữu Đức. Vua ấy có tranh đấu cùng bọn sư phá Giới để cứu vị sư trì Giới và thuyết Pháp tên là Giác Đức Nhơn khi tranh đấu, vua bị thương nặng và thác, liền được sanh về nước của Phật. A Súc làm vị Đệ tử bực nhất của đức Phật ấy. Còn vị Pháp sư Trì Giới, Giác Đức, chừng thác cũng được vãng sanh về nước Phật A Súc, làm vị Đệ tử thứ hai của đức Phật ấy. Vậy công đức hộ Pháp có thể lớn hơn công đức tu hành và truyền Pháp.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với A SÚC PHẬT tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận