Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ A TỲ ĐẠT MA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ A TỲ ĐẠT MA theo từ điển Phật học như sau:
A TỲ ĐẠT MA
A TỲ ĐẠT MA (S. Abhidharma)
Tên gọi chung các bộ luận, phần lớn do các vị đệ tử lớn của Phật [tr.18] trước tác nhằm trình bày những nguyên lý đạo Phật một cách có hệ thống. Theo truyền thuyết thì một phần những bộ Luận đó đã từng do Phật đích thân nói ra, và sau khi Phật nhập diệt, đã được ông Ca Diếp sưu tập lại trong lần kết tập kinh điển lần thứ nhất. Nhưng theo sự nhận định chung của các nhà Phật học có tên tuổi, thì các bộ luận chủ yếu được soạn ra trong thời kỳ Phật giáo chia thành nhiều học phái, khoảng 100-200 năm sau khi Phật vào Niết Bàn.
A Tỳ Đạt Ma, Hán dịch nghĩa là Thắng pháp, hoặc Vô tỷ pháp. Tức là pháp cao cả, không gì có thể so sánh được.
Một tên gọi khác của A Tỳ Đạt Ma là A Tỳ Đàm (x. A Tỳ Đàm).
Nói tóm lại, A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma) tức là Luận, là các bộ sách do các luận sư Phật giáo soạn ra, sau khi Phật nhập diệt từ 200 đến 300 năm, nhằm giải thích tường tận hơn, phân tích chi tiết hơn những điểm giáo lý mà khi Phật còn tại thế, Phật giải thích và trình bày một cách khái quát.
Ưu điểm của văn chương A Tỳ Đạt Ma và phân tích cụ thể, chi tiết những nhược điểm của nó là đôi khi làm cho các vấn đề lý luận Phật giáo trở nên phức tạp, rắc rối, và đi chệch nguyên ý ban đầu của Phật. Sự hưng khởi của Phật giáo Đại thừa về sau này, có thể nói là một phản ứng tích cực, nhằm thống nhất hóa và tổng hợp hóa giáo lý đạo Phật, ở một bình diện cao hơn so với thời kỳ Phật giáo A Tỳ Đạt Ma.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với A TỲ ĐẠT MA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận