Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ẤM trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ẤM theo từ điển Phật học như sau:
ẤM
ẤM (S. Skhandha)
Che khuất, khiến cho không thấy được chân tướng của sự vật. Người, cũng như các loài hữu tình khác đều do năm “ấm” là sắc, thụ, tưởng, hành, [tr.40] thức, tạo thành. Sắc là thân thể có hình có sắc. Thụ là cảm thụ vui, buồn v.v… (Ph. Sensations). Tưởng là tri giác bằng hình ảnh thưởng tượng lại. Hành là dụng tâm làm việc này, việc khác. Thức là phân biệt, hay biết. Theo đạo Phật, thân tâm người cũng như bất cứ chúng sinh nào khác cũng là do năm “ấm” tạo thành, trong năm “ấm” đó không có cái gì đáng gọi là ta hay của ta cả. Cũng như cái nhà là sự tập hợp của gạch, ngói, vôi vữa v.v…
Vì năm “ấm” này là ta cho nên mới sinh ra tham ái, chấp trước, vơ vét v.v… mê muội không thấy được chân lý, chân tướng của sự vật, cho nên gọi là “ấm” với nghĩa là che khất. Nhưng, từ thời Đường Huyền Trang về sau, người ta không dịch là “ấm” nữa là dịch là “uẩn”, với nghĩa tập hợp, chứa, nhóm (x. uẩn).
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ẤM tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận