Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÀ LA MÔN GIÁO trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÀ LA MÔN GIÁO theo từ điển Phật học như sau:
BÀ LA MÔN GIÁO
BÀ LA MÔN GIÁO; Ph. Brahmanisme
Một đạo giáo ở Ấn Độ cổ xưa, đã có từ lâu, khoảng trên 1000 năm trước khi Phật giáo ra đời. Đầu tiên thờ nhiều thần (lửa, nước, gió…), sau thờ một thần Brahma (Phạm Thiên hoặc Phạm Vương), được tin là vị thần tối cao sáng tạo ra vũ trụ, vạn vật … Trước kia, việc tế lễ do gia trưởng hoặc tộc trưởng phụ trách, sau dần dần các tăng lữ chuyên trách, qua đó nắm thực quyền của xã hội chế định ra 4 đẳng cấp và tự cho mình là đẳng cấp ưu việt nhất, ở địa vị tối cao thống trị xã hội Ấn Độ thời bấy giờ, và ảnh hưởng kéo dài đến cả sau này. Trong đạo Bà-la-môn, có thời kỳ cũng chia ra rất nhiều phái (khoảng 60). Sau khi Phật giáo ra đời, được nghe Phật Thích Ca thuyết pháp, nhiều vua quan, cả đến cao tăng của Bà-la-môn giáo như các ông Kasyapa (Ca Diếp) đã cải giáo, từ bỏ đạo Bà-la-môn và xin làm đệ tử của Phật. Trong số này có ông Maha Kàsýapa (Đại Ca Diếp) được tôn xưng là bậc tu định đệ nhất, trở thành 10 đệ tử trứ danh của [tr.66] Phật. Có sách nói Ấn Độ giáo hiện nay là Bà-la-môn giáo cách tân pha trộn với những tinh túy của Phật giáo.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÀ LA MÔN GIÁO tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận