Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BẮC TÔNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BẮC TÔNG theo từ điển Phật học như sau:
BẮC TÔNG
Nói đầy đủ là Phật giáo Bắc tông hay Phật giáo Bắc truyền, Bắc phương. Phật giáo khi phát triển ra ngoài Ấn Độ, theo hai nhánh chính, một nhánh đi về phương Nam, đến các nước như Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào v.v… Nhánh này gọi là Phật giáo Nam tông, Nam truyền, hay Nam phương. Nhánh này thường được gọi là Phật giáo nguyên thủy (hay Phật giáo Theravada), dựa vào những kinh sách Phật chữ Pàli, cho nên cũng gọi là nhánh Phật giáo Pàli. Một tên gọi khác của nhánh này là Phật giáo Tiểu thừa (Hirayana), tuy rằng, hiện nay người ta tránh dùng từ ngữ này, vì có ngầm ý chê bai, không có lợi cho đoàn kết tôn giáo.
Nhánh Phật giáo phát triển lên phương Bắc như các nước ở Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, gọi là Phật giáo Bắc tông, Bắc phương, hay Bắc truyền. Nhánh Phật giáo này dựa vào những kinh sách Phật bằng chữ Sanskrit, cho nên cũng gọi là Phật giáo Sanskrit.
Nói chung, nhánh Phật giáo Nam tông có tính bảo thủ nhưng lại gần gũi với nội dung và hình thức của Phật giáo thời đức Phật còn tại thế. Nhánh Phật giáo Bắc tông thì cấp tiến hơn, uyển [tr.88] chuyển hơn, dễ thích ứng những đổi thay của thời hiện đại và hoàn cảnh, nhưng lại dễ tiếp thu và dung nạp các hệ tư tưởng và tín ngưỡng khác, đặc biệt là các hệ tín ngưỡng thần quyền, các tập tục mê tín dị đoan. Nhánh Phật giáo Bắc tông còn được gọi là Phật giáo Đại thừa (Mahayana), tuy rằng từ ngữ Đại thừa không được những người theo Phật giáo Nam tông chấp nhận, vì có hàm ý tứ cao ngạo, tự cho mình là lớn.
Phật giáo Bắc tong phân biệt với Phật giáo Nam tông ở Việt Nam.
1. Kinh điển Bắc tông theo kinh điển Bắc Phạn (Sanskrit), được dịch ra Hán Tạng, tiếng Tây Tạng, gồm cả kinh Tạng Đại thừa, Tiểu thừa, các học phái. Nam tông theo kinh điển Nam Phạn (Pàli), được dịch ra tiếng Thái, Miến Điện, Campuchia, Lào, Tích Lan, Hindi, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Việt v.v…
2. Giới luật: Bắc tông phần lớn theo giới luật Tứ phần gồm có 250 giới, và các vị Đại thừa phụ trì thêm 48 luật Đại thừa. Nam tông theo giới Luật Trưởng Lão bộ gồm 221 giới Tỷ kheo. Hai bộ luật Tứ Phần và Pàli đại cương giống nhau, chỉ khác về luật Sekhiya (Học pháp), Pàli chỉ có 75, còn Tứ Phần có đến 100 giới.
3. Y phục: Bắc tông thường mặc áo tràng hay áo nhật bình, màu lam, màu nâu, có khi màu đen. Khi làm lễ, đắp y vàng gồm nhiều tấm khâu lại.
Nam tông chỉ đắp y vàng, khi đi đường hay khi đi lễ không có phân biệt.
4. Ăn uống: Bắc tông phần lớn ăn chay, trừ chư Tăng ở Nhật Bản và Tây Tạng, có thể ăn chiều và không khất thực. Chư tăng ở Nam tông đi khất thực, không ăn chay, ai cúng gì thì chấp nhận; không an quá giờ ngọ tức là không ăn vào buổi chiều. Đây là những nét đại cương để phân biệt giữa Nam tông và Bắc tông. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp đặc biệt tùy thuộc từng cá nhân, hoàn cảnh xã hội.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BẮC TÔNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận