Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁCH TRƯỢNG HOÀI HẢ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁCH TRƯỢNG HOÀI HẢ theo từ điển Phật học như sau:
BÁCH TRƯỢNG HOÀI HẢ
BÁCH TRƯỢNG HOÀI HẢI (720- 814)
Thiền sư Trung Quốc họ Vương ( có thuyết nói họ Hoàng), quê ở Trường Lạc, Phước Châu, từ nhỏ đã thích đi tìm hiểu chùa viện.
Năm 20 tuổi, Sư xuất gia với Ngài Tây Sơn Huệ Chiếu. Sau đó Sư thọ cụ túc với luật sư Pháp Triêu ở Nam Nhạc. Chẳng bao lâu Sư đến Lô Giang (thuộc Tứ Xuyên) nghiên cứu kinh tạng, gặp Ngài Mã Tổ Đạo Nhất đang hoằng pháp ở Nam Khương, Sư hết lòng hầu hạ, được Đạo Nhất ấn khả. Sư cùng với Tây Đường Trí Tạng, Nam Tuyền Phổ Nguyện đồng được đại ngộ. Người thời bấy giờ gọi 3 vị là Tam Đại Sĩ.
Sau Sư ra làm chủ ở Bách Trượng ở Tân Ngô (huyện Phụng Tân, tỉnh Giang Tây) xây Thiền viện, lập ra thanh quy dẫn dắt đồ chúng tu hành, tổ chức sinh hoạt nông thiền trong Tăng đoàn. Sư thường nói: “Một ngày không làm, một ngày không ăn” (Đại 48, 1119 trung).
Năm 814 Sư thị tịch, thọ 95 tuổi, được vua ban thụy hiệu Đại Trí Thiền Sư, tháp hiệu Đại Bảo ThắngLuân. Hai vị đệ tử lớn của Sư là Hoàng Bá Hi Vận, Qui Sơn Linh Hựu. về sau, các vua đời Tống, Nguyên lại ban thụy hiệu Giác Chiếu Thiền Sư, Hoằng Tôg Diệu Hạnh Thiền Sư.
Văn bia khắc trên tháp cố thiền sư Hoài Hải ở núi Bách Trượng, Hồng Châu, đời Đường, được ghi lại trong Toàn Đường Văn 446: “thiền sư sinh vào năm 749, nên tuổi thọ của ngài là 66 tuổi. thanh qui do ngài soạn ra, người đời gọi là Bách Trượng Thanh Qui, các tùng lâm trong nước đều phụng hành. quyển sách này là công trạng và thành tích của Ngài, mở ra một thời đại mới trong lịch sử Thiền Tông”.
Theo : Chương Trụ trì, Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui, Thượng; Tống Cao Tăng Truyện 10; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 6.
Từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁCH TRƯỢNG HOÀI HẢ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận