Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁO ÂN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁO ÂN theo từ điển Phật học như sau:
BÁO ÂN
Trả ơn.
“Báo ân rồi sẽ trả thù”
(Truyện Kiều)
BÁO ÂN
1. Tên chùa đời Lý, trên núi An Hoạch, tức núi Nhồi, xã An Thạch, nay là xã Đông Tân, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chùa do dân xã An Thạch dựng để báo ơn Thái Úy Lý Thường Kiệt vì Lý Thường Kiệt năm Nhâm Thìn được ban thực ấp ở Thanh Hóa, cho phép dân xã An Hoạch khai thác đá quý có sắc óng ánh để làm các mặt hàng như bia đá, khánh đá v.v… Chùa xây hoàn thành năm Canh Thìn (1100) đời Lý Nhân Tông, và được đặt tên là Chùa Báo Ân. Chùa có văn bia do Chu Văn Thường soạn. Chùa hiện nay không còn, chỉ lưu lại văn bia của Chu Văn Thường. Nội dung văn bia ca ngợi chiến công của Lý Thường Kiệt đánh thắng quân Tống.
2. Tên ngôi chùa ở thôn An Xá, xã An Phú, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng. Chùa dựng từ đầu đời Lê, sau hư nát. Được trùng tu hai lần, vào năm 1610 và năm 1708. Có văn bia do Nho sinh Hà Văn Trinh soạn, vào năm Hoàng Định thứ 13 (1612) ghi việc trùng tu chùa lần thứ nhất.
(Bia chùa Báo Ân)
3. Một tên khác của chùa Siêu Loại, được dựng ở huyện Siêu Loại (nay thuộc địa phận huyện Gia Lâm). Vua Trần Nhân Tông từng đến chùa này nhiều lần, sau khi nhà vua xuất gia. Trong khoảng những năm cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, chùa này là một giảng tòa lớn của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trần Nhân Tông đã từng đến đây làm chủ buổi lễ trao y pháp cho Pháp Loa, cử Pháp Loa trụ trì chùa này và làm Tổ thứ hai của phái Thiền Trúc Lâm. Pháp Loa sau đó đã tu sửa chùa Báo Ân thành một thiền viện lớn, có sức chứa từ năm, sáu trăm cho đến 1000 học tăng đến nghe giảng.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁO ÂN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận