Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁT BẤT CHÁNH KIẾN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁT BẤT CHÁNH KIẾN theo từ điển Phật học như sau:
BÁT BẤT CHÁNH KIẾN
Tám thứ kiến giải trái ngược với chính lí là : Ngã kiến, chúng sanh kiến, thọ mạng kiến,sĩ phu kiến, thường kiến, đoạn kiến, hữu kiến và vô kiến.
Đại Minh Tam Tạng Pháp Số 33 giải thích :
1. Ngã kiến : tức chúng sinh vọng chấp trong pháp năm ấm có ngã và ngã sở
2. Chúng sinh kiến : tức chúng sinh vọng chấp năm ấm hoà hợp năng sinh là quyết định thật có.
3. Thọ mạng kiến : tức vọng chấp nơi năm ấm có quả báo trong một kì hạn hoặc thọ mạng dài ngắn.
4. Sĩ phu kiến : tức vọng chấp ta có cái dụng kiến thức, có thể làm các việc Thương, Công, Nông
5. Thường kiến : Tức vọng chấp thân năm ấm trong đời này và đời sau vẫn còn tương tục không biến đổi.
6. Đoạn kiến : Tức vọng chấp thân năm ấm trong đời này, sau khi diệt không còn tái sinh.
7. Hữu kiến : tức vọng chấp các pháp do nhân duyên sinh là thật có.
8. Vô kiến : Tức vọng chấp tự tính các pháp quyết không có.
Theo : Kinh Dại Phương Dẳng Dại Tập 25.
Từ điển Phật học Huệ Quang
BÁT BẤT CHÁNH KIẾN
Bát bất chánh kiến là tám thứ kiến giải trái ngược với chánh lý, bao gồm ngã kiến, chúng sanh kiến, thọ mạng kiến, sĩ phu kiến, đoạn kiến, hữu kiến, vô kiến, thường kiến.
Theo sự giải thích của Đại Minh Tam Tạng pháp số 33 thời bát kiến như sau:
Ngã kiến: Tức chúng sanh vọng chấp năm pháp trong năm uẩn có ngã và ngã sở.
Chúng sanh kiến: Tức chúng sanh vọng chấp năm ấm hòa hợp, năng sanh và quyết định thật có.
Thọ mạng kiến: Tức vọng chấp nơi năm uẩn có quả báo trong một kỳ hạn hoặc thọ mạng dài ngắn.
Sĩ phu kiến: Tức vọng chấp ta có cái dụng kiến thức, có thể làm việc thương công nông.
Thường kiến: Tức vọng chấp thân năm uẩn đời nay, đời sau vẫn còn tương tục không biến đổi.
Đoạn kiến: Tức vọng chấp thân năm uẩn đời nay, sau khi chết (diệt) không còn tái sanh nữa.
Hữu kiến: Tức vọng chấp các pháp do nhân duyên sanh là thật có
Vô kiến: Tức vọng chấp các pháp do nhân duyên sanh là không thật có
(Theo PHDS của Như Thọ – Nguyên Liên)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁT BẤT CHÁNH KIẾN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận