Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁT BẤT TƯ NGHỊ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁT BẤT TƯ NGHỊ theo từ điển Phật học như sau:
BÁT BẤT TƯ NGHỊ
Tám điều chẳng thể nghĩ bàn của ngài A-nan.
Kinh Niết- bàn 40 (bản Bắc) ghi : A- nan hầu Phật hơn 20 năm, có đầy đủ 8 điều chẳng thể nghĩ bàn:
1. Chẳng nhận lời mời riêng: Với A- nan, mọi hành động đều tuỳ chúng, không nhận lời mời riêng của thí chủ để thụ thực trái với chúng.
2. Chẳng nhận y cũ: Dù là y phục cũ của Như Lai, A- nan cũng không dám nhận.
3. Gặp Phật đúng lúc (Kiến bất phi thời): A- nan làm thị giả Phật, gặp Phật đều đúng giờ giấc. Như lúc Phật đối cơ thuyết pháp hoặc khi thay chúng đưa câu hỏi thì A- nan mới đến chỗ Phật.
4. Gặp phái nữ không sinh lòng dục: A- nan xa lìa tham ái, không còn các dục tưởng, do vậy gặp nữ nhân, Thiên nữ, đều không sinh tâm nhiễm trước.
5. Nghe pháp không hỏi lại: A- nan nghe 12 thể loại kinh do Phật thuyết đều giải ngộ, chẳng cần phải hỏi lại.
6. Biết định nào Như Lai nhập: A- nan thường biết các thứ định mà Như Lai nhập, do đó biết Đức Phật nói pháp yếu gì cho hạng căn cơ nào nghe.
7. Biết rõ ích lợi nghe pháp chúng hội: Sau khi nghe Phật nói pháp yếu xong, chúng sinh nào được những tướng lợi ích và sở chứng khác nhau ra sao, Ngài A- nan đều biết rõ.
8. Biết hết các pháp Phật nói: A- nan nghe pháp Như Lai nói, tuy căn khí có lớn có nhỏ chẳng đồng, giáo pháp thuyết giảng có thiên, viên khác nhau, nhưng chính ngài đều có thể biết rõ huyền nghĩa.
Từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁT BẤT TƯ NGHỊ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận