Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁT BIẾN HÓA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁT BIẾN HÓA theo từ điển Phật học như sau:
BÁT BIẾN HÓA
Bát biến hóa là tám phép biến hóa. Trí Độ Luận kêu là bát thần biến tức là tám phép biến hóa thần linh. Kinh Niết Bàn gọi là bát tự tại, tám phép biến hóa bao gồm như sau:
Làm cho nhỏ lại: Đem sức biến hóa làm cho thân mình, thân người cùng các vật trên thế giới, hóa làm nhỏ lại theo ý mình, lắm lúc chỉ bằng hạt bụi
Làm cho lớn ra: Đem sức biến hóa làm cho thân mình, thân người cùng các vật trên thế giới, đầy cả trong chốn hư không, rất lớn
Làm nhẹ đi được: Đem sức biến hóa làm cho thân mình, thân người cùng các vật trên thế giới, rất nhẹ như lông chim hồng vậy
Làm cho tự tại được: Đem sức biến hóa tự mình làm cho nhỏ lại, lớn, dài, ngắn, nhẹ nhàng xoay vần biến hóa rất tự tại
Làm cho có chủ được: Đem sức biến hóa tự mình hóa làm người lớn hay người nhỏ, tâm không cao thấp hàng phục được hết thảy, nhiếp thọ được hết thảy
Đến nơi xa được: Đem sức biến hóa tới được chỗ xa, tất cả có bốn cách:
Một là bay đi tới chỗ xa.
Hai cái này lặn đi cái kia mọc ra.
Ba dời xa lại gần được chẳng đi mà tới.
Bốn một niệm khắp mười phương.
Làm cho động được: Đem sức biến hóa là cho cõi đất lớn phát ra sáu cách chấn động hoặc 18 cách chấn dộng một cách tự tại
Làm tùy theo ý mình: Đem sức biến hóa làm cho một mình hóa thành nhiều mình, nhiều mình hóa thành một mình, thông khe, thấu đá, nghiêng nước, chặn không, đất làm ra nước, nước làm ra đất, nước làm ra lửa, lửa làm ra gió, gió làm ra lửa, kim làm ra thạch, thạch làm ra kim.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁT BIẾN HÓA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận