Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁT CHỦNG PHÁP THỊ GIẢ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁT CHỦNG PHÁP THỊ GIẢ theo từ điển Phật học như sau:
BÁT CHỦNG PHÁP THỊ GIẢ
Thị giả là một vị đệ tử theo hầu, cũng viết cấp thị đệ tử, cấp sử tả hữu, Thị sử nhơn, mỗi Đức Phật khi giáo hóa chỗ này chỗ kia, thường có một vị đệ tử là bậc Bồ Tát theo hầu, được nhơn duyên phước đức nhiều lắm, đã từng có quan hệ với một Đức Phật trong nhiều kiếp, mới được hân hận làm thị giả của Đức Phật ấy. Ngài A Nan là thị giả của Đức Phật Thích Ca, Ngài Thiện Hữu Tập Quân làm thị giả cho Phật Ca Diếp…Ngài A Hào Tử Đạo làm thị giả cho Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni…
Theo quyển “Bồ Tát Tùng Đâu Suất Hạ Sanh Kinh” bực thị giả có đủ tám pháp gồm:
Tín căn kiên cố: Lòng tin được bền vững
Kỳ tâm mích tấn: Tâm tầm cầu cho tấn tới
Thân vô bệnh: Thân thể không tật bệnh
Tinh tấn: Chuyên cần tân tiến trong việc tu hành
Cụ niệm tâm: Đủ lòng chánh niệm
Tâm bất kiêu mạn: Lòng chẳng tự cao kiêu ngạo
Năng thành định ý: Có thể thành tựu cái ý định
Cụ túc văn trí: Cái trí nghe pháp hiểu và nhớ đầy đủ – Bát chủng pháp thị giả gọi tắt là Bát Pháp.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁT CHỦNG PHÁP THỊ GIẢ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận