Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁT ĐẾ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁT ĐẾ theo từ điển Phật học như sau:
BÁT ĐẾ
Là bốn điều trọng yếu của thế gian tục đế và bốn điều trọng yếu của Thắng nghĩa đế trong Pháp Tướng tông bao gồm:
* Bốn điều trọng yếu của thế tục đế:
Thế gian thế tục đế: Lại kêu là vô thật đế, là cái pháp giả của những bình, y, quân, lâm vậy đó là pháp thê tục che lấy chơn lý nên kêu là thế gian.
Đạo lý thế tục đế: Lại kêu tùy sự sai biệt đế, là cái pháp môn: Năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, mỗi một pháp môn thuận với đạo lý, cho nên gọi là đạo lý, mỗi việc phân biệt từng vật khác nhau mà để thấy, cho nên kêu là thế tục.
Chứng đắc thế tục đế: Lại kêu là phương tiện an lập đế, đem cái phương tiện an lập của Phật, biết đoán chứng tu về bốn đế loại khổ, đó là phép chứng ngộ của hành nhơn, cho nên kêu là chứng đắc, tướng trạng nhơn quả rành rẽ, có thể biết được nên kêu là tục đế.
Thắng nghĩa thế tục đế: Lại kêu giả danh phi an lập đế, tánh chơn như của hai không (ngã không và pháp không) vậy. Tánh chơn như của hai không đó là không có cái ta (ngã) mà được chơn như, không pháp mà được chơn như vậy. Đó là lìa khỏi các tướng, là nơi giác của bậc Thánh trí, cho nên kêu là thắng nghĩa nhưng còn mượn tướng để đứng yên, thể chẳng lìa khỏi lời nói, cho nên kêu là thế tục đế.
* Bốn đế của Thắng nghĩa:
Thế gian thắng nghĩa: Lại kêu thể dụng hiển hiện đế. Tức là các pháp ba khoa trong tục đế thứ hai vậy. Sự tướng thô thiển hiển hiện, còn có thể phá hoại được nên nói là thế gian, cái sự biết của trang Thánh giả khác với tục đế thứ nhất cho nên kêu là thắng nghĩa.
Đạo lý thắng nghĩa: Lại kêu là nhơn quả sai biệt đế, tức là tứ đế về những tục khổ thứ ba, nghĩa là biết đoán chứng tu cái đạo lý nhơn quả, phân biệt từng bậc. Cái cảnh giới của trí vô lậu tối thắng hơn tục đế thứ hai trước cho nên có tên thắng nghĩa.
Chứng đắc thắng nghĩa đế: Lại kêu y môn hiển thật đế. Tức là tánh chơn như hai không của tục đế thứ tư, y theo cái môn trọng trí thuyên không quán xét mà rõ lý, cho nên nói rằng chứng đắc trỗi thắng hơn tục đế thứ ba trước cho nên có tên thắng nghĩa.
Thắng nghĩa thắng nghĩa đế: Lại kêu phế thuyên đàm chỉ, tức là pháp giới nhứt chơn thể màu nhiệm lìa khởi lời nói, vượt qua pháp tướng cho nên kêu là thắng nghĩa. Trí trong của trọng trí trổi thắng hơn tục đế thứ tư trước, cho nên cũng có tên thắng nghĩa.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
BÁT ĐẾ
八 諦; C: bādì; J: hachitai;
Tám sự thật, Tám chân lí, còn gọi là Bát thánh đế.
I. Như được dạy trong kinh Thắng Man (S: śrīmālā-sūtra), số 8 có được là do sự hợp thành của 2 cách giải thích Tứ diệu đế, gọi là Hữu tác tứ đế (有 作 四 諦) và Vô tác tứ đế (無 作 四 諦). Loại trước được hiểu một cách không hoàn chỉnh bởi hàng Nhị thừa, loại sau là nhận thức đúng đắn của hàng Bồ Tát (theo phẩm Pháp thân trong kinh Thắng Man, Nhân vương bát-nhã kinh sớ, quyển 3 勝 鬘 經法 身 品、 仁 王 般 若 經 疏 卷 三);
II. Như được dạy trong Du-già sư địa luận (S: yogācārabhūmi-śāstra): 1. Hành khổ đế (行 苦 諦): các pháp hữu vi sinh khởi, đoạn diệt không ngừng; 2. Hoại khổ đế (壞 苦 諦): Chúng sinh đau khổ vì các pháp mình ưa thích bị tan hoại; 3. Khổ khổ đế (苦 苦 諦): Thường phải gặp điều không ưa thích; 4. Lưu chuyển đế (流 轉諦): là phần đoạn sinh tử (分 段 生 死); 5. Lưu tức đế (流 息 諦): tức Niết-bàn; 6. Tạp nhiễm đế (雜 染 諦): là phiền não (煩 惱); 7. Thanh tịnh đế (清 淨 諦): khi đã giải trừ được phiền não, nhận rõ bản tính (thanh tịnh) vô vi của mình; 8. Chính phương tiện đế (正 方 便 諦; theo Du-già sư địa luận, quyển 46. Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương, quyển nhị, mạt 瑜 伽 師 地 論 卷 四 十 六、 大 乘 法 苑 義 林章 卷 二 末).
Theo từ điển Phật học Đạo Uyển
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁT ĐẾ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận