Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁT GIỚI TRAI – BÁT CÔNG ĐỨC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁT GIỚI TRAI – BÁT CÔNG ĐỨC theo từ điển Phật học như sau:
BÁT GIỚI TRAI – BÁT CÔNG ĐỨC
Bát giới trai là tám giới của cư sĩ tại gia. Những ngày giữ giới này phải ăn chay (không ăn quá ngọ) như các tu sĩ. Vì có sự liên quan giữa sự giữ giới và ăn chay, nên có tên bát giới trai, cũng kêu bát quan trai giới, bát chi trai..v..v…
Bát công đức là tám công đức của người giữ bát quan trai giới. Bát quan trai giới và bát công đức bao gồm như sau:
– Bát giới:
1. Chẳng sát sanh
2. Chẳng trộm cướp
3. Chẳng dâm dục
4. Chẳng nói dối
5. Chẳng uống rượu
6. Chẳng trang sức
7. Chẳng nằm giường cao, nghe ca hát
8. Chẳng ăn sái thời
Người thiện nam tín nữ trong sạch giữ bát trai giới sẽ được hưởng tám công đức trổi thắng.
– Bát công đức:
Chẳng đọa địa ngục
Chẳng đọa ngạ quỉ
Chẳng đọa súc sanh
Chẳng đọa A Tu La
Thường sanh trong cõi người, chánh kiến xuất gia, đắc đạo Niết Bàn
Hoặc sanh lên cõi trời
Thường sanh trong cõi Phạm Thiên
Gặp Phật ra đời xin chuyển pháp luân được đạo quả chánh đẳng, chánh giác
– Người thọ bát quan trai đàn ông kêu là Tịnh Hạnh Ưu Bà Tắc, đàn bà kêu Tịnh Hạnh Ưu Bà Di. Vì trọn một ngày một đêm, tình nguyện lìa dục, giữ mình thanh tịnh, tu hạnh xuất thế nên kêu là Tịnh Hạnh. Cũng gọi là thanh tín nam, thanh tín nữ, vì lòng trong sạch phụng trì bát quan trai giới nên gọi là thanh, tín là do lòng tin đối với giáo pháp của đức Như Lai, theo như thuyết mà tu hành, vì vậy mà có tên thanh tín nam, thanh tín nữ vậy.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁT GIỚI TRAI – BÁT CÔNG ĐỨC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận