Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁT NIỆM trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁT NIỆM theo từ điển Phật học như sau:
BÁT NIỆM
Theo Đại Trí Đội Luận quyển 21: Đệ tử Phật ở chỗ nhàn tịnh, cho đến núi rừng đồng trống, khéo tu các pháp quán như Bất tịnh… chân cái khổ nơi thân, bỗng sanh sợ hãi, nên đến khi bị ác ma tạo các việc ác làm não loạn tâm họ và sự lo sợ càng tăng. Nên Đức Như Lai vì họ nói pháp Bát niệm, nếu tâm thường giữ tám niệm này, thì sợ hãi biến hết, tám niệm ấy là:
Niệm Phật: Ngài tu Thiền quán nếu khi gặp sợ hãi, nên niệm chư Phật có công đức vô lượng từ bi cứu giúp chúng sanh, nhất tâm như thế niệm niệm không xả, thì sợ hãi liền đoạn hết.
Niệm Pháp: Pháp lực rộng lớn, thông đạt vô ngại, diệt trừ phiền não nhất tâm như thế niệm niệm không xả, thì sợ hãi liền đoạn dứt.
Niệm Tăng: Tăng là đệ tử của Phật tu hành chánh đạo, chứng đắc quả Phật là phước điền của thế gian, nhất tâm như thế niệm niệm không xả, thì sợ hãi liền dứt trừ.
Niệm Giới: Giới là gốc của vô thượng Bồ Đề, ngăn chặn các điều ác, được sự an ổn, nhất tâm như thế niệm niệm không xả, thì sợ hãi liền trừ.
Niệm Xả: Niệm xả là có hai loại:
Thí xả: Bố thí không nghĩ nhớ, phát sanh đại công đức
Phiền não xả: Không nhớ nghĩ phiền não được đại trí huệ, nhất tâm như thế sợ hãi liền trừ tâm như thế niệm niệm không xả về chư thiên thì chư Thiên ủng hộ cho các mối sợ trong lòng sẽ dứt
Niệm thiên: Nhớ nghĩ đến sự sung sướng, giàu sang của chư thiên trong ba cõi, nhất tâm như thế niệm niệm không xã về chư Thiên, thì chư Thiên ủng hộ cho, các mối sợ trong lòng sẽ dứt
Niệm xuất nhập tức: Nghĩ nhớ hơi thở ra là liều thuốc trị tâm tán loạn, lối tắt vào thiền định nhất tâm như thế niệm niệm không thôi, thì tâm không rong ruổi tán loạn, sợ hãi liền đoạn trừ.
Niệm tử: Có hai cách:
Tự tử: (bình thường) Tức quả báo hết mà chết
Tha duyên tử: Tức gặp các duyên mà chết
Hai cách chết này từ khi sanh ra đến nay, thường theo với thân không chỗ trốn tránh, nhất tâm nhớ nghĩ đến cái chết nhất tâm niệm niệm không thôi, sợ hãi liền dứt
Lại có tám niệm của bậc Đại Nhơn, ấy là tám niệm của bậc đại nhơn Phật thuyết cho Ngài A Na Luật nghe, tám niệm ấy là:
Đạo do vô dục nhớ chẳng phải hữu dục mà được
Đạo do lòng biết đủ, chẳng phải không chán mà được
Đạo do lìa xa chớ, chẳng phải nhóm họp mà được
Đạo do tinh cần chớ chẳng phải biếng nhác mà được
Đạo do chánh niệm chớ chẳng phải tà niệm mà được
Đạo do định ý chớ chẳng phải loạn ý mà được
Đạo do trí huệ chớ chẳng phải ngu si mà được
Đạo do hỷ lạc chớ chẳng phải làm chuyện chơi giỡn mà được.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
BÁT NIỆM
Người tu hành, khi cảm thấy thân tâm không yên ổn, sinh ra sợ hãi, nên giữ vững tám niệm sau đây, thì tâm sẽ được yên ổn:
1. Niệm Phật; 2. Niệm Pháp; 3. Niệm Tăng; 4. Niệm giới (giới luật); 5. Niệm xả (xả bỏ, không chấp thủ); 6. Niệm thiên (nghĩ tới các cõi Trời); 7. Niệm chết (nghĩ rằng ai nấy rồi cũng chết, cho nên không nên tham đắm).
Lại phân biệt có tám loại niệm của bậc có trí: 1. Nhờ trừ bỏ dục vọng mà đạo được thành tựu, nếu còn có dục vọng thì không thể; 2. Đạo nhờ sống tri túc (biết đủ) mà thành tựu, không thể sống tham lam không biết chán mà thành tựu được đạo; 3. Đạo nhờ nếp sống viễn ly (xa rời thanh sắc, dục vọng) mà thành tựu; 4. Đạo nhờ tinh tấn, siêng năng mà thành tựu, không thể sống lười biếng mà thành tựu đạo quả; 5. Đạo nhờ giữ chính niệm, không phải do tà niệm mà thành tựu; 6. Đạo nhờ định tâm, không phải do loạn tâm mà thành tựu; 7. Đạo do trí tuệ mà thành tựu, không phải do ngu si mà thành tựu; 8. Đạo nhờ hỷ lạc mà thành tựu, không phải do không hỷ lạc mà thành tựu.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁT NIỆM tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận