Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CHÁNH QUẢ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CHÁNH QUẢ theo từ điển Phật học như sau:
CHÁNH QUẢ
Quả báo chánh, quả vị chánh. Chánh quả (quả báo chánh) tức là cái thân thể ngũ uẩn của mình do nhơn duyên mà sanh ra, nó là phần chánh đáng. Cho nên kêu là Chánh quả hay chánh báo. Còn quả báo phụ thuộc (y báo hay y quả) là nhà cửa của làng xóm, đất nước, xã hội nơi ấy mình sanh ra, tức là những vật ngoài thân mà có quan thiệp với đời mình.
Chánh quả (quả vị chánh) là chỗ chứng đắc của nhà tu hành. Như: thành Chánh quả. Ấy là tiếng để chỉ người đạo Phật tu hành đặng phân biệt với chỗ chứng đắc của người ngoại đạo. Lại nữa, Chánh quả cũng có nghĩa: quả vị Phật, Phật Thế Tôn. Tức là cái Cực quả. Như nói: Đức Thích Ca thành Chánh quả.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Kính mời quý vị nghe thêm bài giảng Bí quyết tu hành để đạt chánh quả do Cố Hoà Thượng Tịnh Không giảng để hiểu hơn về Chánh Quả
https://www.youtube.com/watch?v=fSjiT4R7UIw
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CHÁNH QUẢ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Phạm Ngọc Hải viết
Chánh quả hay chính quả là trạng từ chỉ trạng thái của người tu hành đắc đạo, viên tịnh, nhập niết bàn, về cõi Tây phương cực lạc. Một người đang tu hành không ai ngộ nhận là mình đã đác đạo, đã thành chánh quả.