Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CỰC LẠC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CỰC LẠC theo từ điển Phật học như sau:
CỰC LẠC
Tên (cõi) nước của Phật A Di Đà nằm về phía Tây cõi Sa Bà chúng ta, là nơi Phật A Di Đà đang giáo hóa, nơi hoàn toàn an lạc, chỉ có vui không có khổ.
Các nước thuộc Phật giáo Bắc tông như Nhật, Trung Hoa. Việt Nam có tông phái Tịnh Độ rất thịnh hành, lấy việc niệm danh hiệu Phật A Di Đà làm pháp môn tu cơ bản, cầu sau khi chết được vãng sinh qua cõi Cực Lạc, để có điều kiện tu học thuận lợi, dễ dàng hơn cõi Sa Bà này.
“Muốn sau miền cực lạc vãng sanh,
Thời các việc tham sân đoạn tịnh.”
(Toàn Nhật Thiền sư)
“Di Đà là tính lặng soi nhọc phải tìm về Cực Lạc.”
(Trần Nhân Tông –Cư Trần Lạc Đạo)
Các tên gọi khác của cõi Cực Lạc: An lạc Tịnh độ. An lạc quốc. Cực lạc thế giới. An dưỡng quốc. Tây phương Tịnh độ.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CỰC LẠC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận