Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CỬU CHÚNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CỬU CHÚNG theo từ điển Phật học như sau:
CỬU CHÚNG
Cửu chúng là chín hàng đệ tử Phật là chín bộ tu hành. Tùy theo mỗi ban Tăng già mà thọ lãnh giới pháp tu hành, bao gồm:
Tỳ Kheo: Là những tu sĩ nam thọ cụ túc giới, tức thọ đủ 250 giới cấm.
Tỳ Kheo Ni: Là những nữ tu sĩ thọ cụ túc giới, thọ đủ 348 giới cấm.
Thức Xoa ma na: Là những nữ tu sĩ nghiêm trì 4 giới trọng, học lục pháp và một phần giới của Tỳ Kheo Ni, sắp lên hàng Tỳ Kheo Ni.
Sa Di: Là thiện nam tử xuất gia nhập môn, vâng thọ mười giới cấm.
Sa Di Ni: Là thiện nữ nhơn xuất gia nhập môn, vâng thọ mười giới cấm.
Xuất gia Ưu Bà Tắc: Là những thiện nam ở Chùa thọ trì tám giới cấm, còn gọi là hàng Cận trụ nam.
Xuất gia Ưu Bà Di: Là những thiện nữ ở Chùa thọ trì tám giới cấm, còn gọi là hàng Cận trụ nữ
Tại gia Ưu Bà Tắc: Là thiện nam tu ở nhà, thọ trì năm giới cấm, còn gọi là Cận sự nam
Tại gia Ưu Bà Di: Là thiện nữ tu ở nhà, thọ trì năm giới cấm, còn gọi là Cận sự nữ.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
CỬU CHÚNG
Chín bộ tu hành. Tùng theo mỗi ban Tăng già, có tất cả là chín bộ tu hành, chín hàng tu học.
Tỳ Kheo: ông sư thọ đủ Giới, tức 250 Giới.
Tỳ Kheo ni: bà sư thọ đủ Giới, tức 384 Giới.
Thức xoa ma na: Ni cô Sa di ni đã học đủ Giới, sắp lên hàng Tỳ Kheo ni.
Sa di: ông dạo tại chùa, thọ 10 Giới.
Sa di ni: thiếu nữ tu tại chùa, thọ 10 Giới.
Xuất gia Ưu bà tắc: đàn ông ở chùa, thọ 8 Giới.
Xuất gia Ưu bà di: đàn bà ở chùa thọ 8 Giới (hạng 6 và hạng 7 kêu là cập trụ). 8). Tại gia Ưu bà tắc: đàn ông tu tại nhà, thọ 5 Giới. 9). Tại gia Ưu bà di: đàn bà tu tại nhà, thọ 5 Giới (hạng 8 và hạng 9 kêu là cận sự).
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CỬU CHÚNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận