Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐẠI NGÃ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐẠI NGÃ theo từ điển Phật học như sau:
ĐẠI NGÃ
ĐẠI NGÃ
Cái Ta lớn, tức là Chân Như, hoàn toàn tự tại, vắng lặng, trong sáng. Đạo Phật giảng thuyết vô ngã, tức là thuyết không có cái Ta riêng biệt, nhỏ hẹp, vốn là nguồn gốc của mọi phiền não và mê lầm. Thế nhưng những kinh sách Đại thừa vẫn nói 4 đức tính của Chân Như là Thương, Lạc, Ngã, Tịnh, tức là thương còn, an vui, tự tại, trong sạch. Ngã ở đây là cái Ta lớn, hoàn toàn tự tại siêu việt mọi chi phối và hệ lụy.
Cần phân biệt với “Đại Ngã” (S. Brahman) mà đạo Bà-la-môn thường dùng. Theo ý nghĩa của đạo Bà-la-môn, Brahman là vị thần linh, chúa tể sinh ra vạn vật trong đó có cả loài người, và Tự ngã (Atman). Atman tức là linh hồn, bất tử, nếu tu hành đắc quả thì khi thân xác chết đi, Atman sẽ được hòa nhập vĩnh viễn vào Brahman. Brahman và Atman tuy tên gọi khác nhau, nhưng cùng thể chất và nhập vào nhau theo thuyết Brahman-Atmanailkyam (H. Phạm ngã đồng nhất)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐẠI NGÃ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận