Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐẠI THÍ CHỦ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐẠI THÍ CHỦ theo từ điển Phật học như sau:
ĐẠI THÍ CHỦ
Mahâ danapati
Vị Thí chủ lớn nhứt, từng bố thí cho tất cả chúng sanh trong Lục đạo, Tứ sanh. Ấy là một tiếng Tôn xưng Phật, một đức hiệu của Phật.
Như đức Phật Thích Ca, hồi còn ở cung điện nhà vua thì bố thí mọi sự cần ích vui sướng cho mọi người, đến khi ngài đi tu và thành Phật, thì ngài bố thí đạo pháp cho chúng sanh tu hành để thành Tiên, thành Thánh. Vì vậy nên gọi Phật là Đại Thí chủ.
Đó là nói đức Phật lúc ra đời. Mà khi ngài chẳng ra đời, dầu chúng sanh cần mọi sự vui sướng về vật chất, hay sự an lạc về tinh thần, thì ngài cũng dùng oai thần mà cung cấp cho.
Vì vậy, nên lúc nào Phật cũng vẫn là vị Đại Thí chủ.
Vô lượng Thọ Kinh:
Ngã ư vô lương kiếp.
Bất vi Đại Thí chủ.
Phổ tế chư cùng khổ
Thệ bất thành Chánh Giác.
Trong vô lượng kiếp tới đây.
Nếu tôi không làm bực Đại Thí chủ.
Phổ tế cho các hạng cùng khổ
Thề chẳng lên ngôi Phật.
Đó là kệ tụng của ngài Pháp Tạng Tỳ Kheo (Tiền thân Phật Di Đà).
Diệu pháp liên hoa kinh, phẩm 22: Đức Như Lai có lòng đại từ, đại bi, không có một mảy tham tiếc, sợ sệt, Ngài có thể, đem cái Trí huệ của Phật mà ban cho chúng sanh, chính là cái Trí huệ của Phật Như Lai, cái Trí huệ tự nhiên. Như Lai là bực Đại Thí chủ của tất cả chúng sanh vậy
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐẠI THÍ CHỦ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận