Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐẠI THỪA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐẠI THỪA theo từ điển Phật học như sau:
ĐẠI THỪA
ĐẠI THỪA; S. Mahayana
Cỗ xe lớn. Nhánh Phật giáo Đại thừa được biểu trưng bằng cỗ xe lớn, vì nó có tác dụng lớn, không những giải thoát cho bản thân mình mà còn giúp giải thoát cho tất cả chúng sinh, cùng thành Phật. Đây là điểm khác với Phật giáo Tiểu thừa (Hinayana), chỉ cầu sớm chứng quả A-la-hán, thoát khỏi cảnh sinh tử luân hồi cho bản thân mình. Nhân vật tiêu biểu của Phật giáo Đại thừa là vị Bồ Tát, tu hạnh sáu độ Ba la mật (x. sáu độ), không cầu sớm được giải thoát vào Niết Bàn, mà nguyện xông pha ra vào [tr.202] cõi sinh tử, làm muôn vàn điều lợi lạc cho chúng sinh không kể xiết, để dắt dẫn chúng sinh tới cảnh giác ngộ và giải thoát.
Đại thừa thịnh hành ở các xứ phương Bắc, như Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên v.v… cho nên còn gọi là Phật giáo Bắc tông. Còn Tiểu thừa lưu hành rộng rãi tại các xứ phương Nam như Sri-Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Lào… cho nên còn gọi là Nam tông. Hiện nay, người ta phổ biến dùng các danh từ Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông vì nhánh Phật giáo Nam tông không chấp nhận danh từ Tiểu thừa, có ý tứ miệt thị đối với họ.
ĐẠI THỪA CƠ
Cơ sở của Đại thừa giáo.
Một danh hiệu của đại sư Khuy Cơ, người học trò xuất sắc nhất của Huyền Trang. Một danh hiệu khác của Khuy Cơ là Đại thừa pháp sư.
ĐẠI THỪA DIỆU KINH
Một tên gọi khác của Kinh Pháp Hoa.
ĐẠI THỪA GIÁO
Giáo lý Đại thừa.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐẠI THỪA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận