Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐẠI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐẠI theo từ điển Phật học như sau:
ĐẠI
ĐẠI; S. Maha
To lớn, rộng khắp.
Theo lý thuyết nhà Phật, vũ trụ vật chất do Bốn Đại (bốn nguyên tố, bốn chất) cấu tạo thành.
1. Địa đại; S. Pathavi dhatu: chất đất, là chất đặc, cứng, rắn.
2. Thủy đại; S. Apo dhatu: chất ướt, lỏng, có tác dụng làm kết dính.
3. Hỏa đại; S. Tejo dhatu: chất nóng, sinh ra nhiệt, có tác dụng làm chín muồi, thành thục.
4. Phong đại; S. Vayo dhatu: chất ba động, có tác dụng làm lưu chuyển.
Bốn chất nói trên tồn tại phổ biến trong vũ trụ vật chất, không cách biệt nhau mà thẩm thấu vào nhau.
Có kinh sách thêm vào nguyên tố hư không, lập thuyết vũ trụ vật chất do năm đại cấu thành.
Nếu muốn ba quát cả loài hữu tình thì thêm nguyên tố thứ sáu là thức đại, lập ra thuyết sáu đại.
Trong cuốn Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông có câu: “Kìa bốn đại nguyên lai không có, năm uẩn đều không.” Theo đạo Phật, tất cả các pháp đều là vô ngã, nghĩa là không có thực thể, dù pháp đó là loài hữu tình (năm uẩn) hay là thế giới vật chất vô cơ (bốn đại).
[tr.193] Tư tưởng trong bài kệ của Đạo Huệ, trong cuốn “Thiền Uyển Tập Anh” cũng vậy:
“Địa, thủy, hỏa, phong, thức,
Nguyên lai nhất thiết không,
Như vân hoàn tụ tán,
Phật nhật chiếu vô cùng.”
Dịch là:
Địa, thủy, hỏa, phong, thức,
Tất cả vốn đều là không
Như mây hợp rồi tan,
Mặt trời Phật chiếu sáng vô cùng.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐẠI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận