Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐÂU SUẤT trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐÂU SUẤT theo từ điển Phật học như sau:
ĐÂU SUẤT
ushita
Cảnh Trời Đâu Suất về Thượng giới, ở cõi Dục giới (Xem: Tam giới). Đâu suất, Đâu suất đà dịch nghĩa: Tri túc, Hỷ túc, Diệu túc, Thượng túc. Cũng viết: Đổ sử đa. Hiện nay, đức Di Lặc (Maitreya) có đủ 32 tướng của bực Như Lai, ngự tại cung Đâu suất mà giáo hóa cho những ai có thiện duyên sanh lên cõi ấy, và dắt dẫn chư Bồ Tát. Ngài thường hiện ra các phép thân, cho đi khắp các cõi mà thuyết pháp, tùy tiện độ chúng sanh. Chừng đúng thời kỳ, ngài sẽ giáng sanh làm Phật, kế tiếp đức Thích Ca Mâu Ni của chúng ta.
Và trước kia, đức Thích Ca Mâu Ni chưa thành Phật, thì làm Bồ Tát Hộ Minh ngự nơi cung Đâu suất. Chừng ngài từ giã cung Đâu suất mà xuống trần làm Phật thì ngài phó chúc lại cho đức Di Lặc, dặn đức Do Lặc kế tiếp ngài nơi cung ấy mà giáo hóa chư Tiên và chư Bồ Tát.
Hồi thế kỷ thứ năm dương lịch, hai anh em Vô Trứ (Asangha) và Thiên Thân (Vasubandhu) có tham thiền lên cung Đâu suất, được đức Di Lặc giáo hóa và truyền Kinh Pháp.
Hiện nay, ở cung Đâu suất, có rất nhiều vị Bồ Tát tiếp tay với Đức Di Lặc trong cuộc giáo hóa chúng sanh.
Những vị Bồ Tát trước khi giáng thế làm Phật, đều trụ nơi cung Đầu suất. Mấy vị ấy kêu là Bổ xứ Bồ Tát hay lá Nhứt sanh Bổ xứ Bồ Tát. Đều là bực tự tại, thần thông, thường du hóa đi tế độ chúng sanh và du hành đến các cõi Tịnh độ của chư Phật.
Có Kinh chép rằng: Một ngày một đêm ở cảnh Đâu suât bằng 400 năm ơ chốn nhơn gian. Nếu tính theo một năm 360 ngày thì một năm ở cảnh trời Đâu suất bằng 14 vạn 4000 năm ở cõi nầy.
Đại Bát Niết Bàn Kinh, quyển 32: Trong cõi Dục giới, cảnh Đâu suất đà Thiên là tốt hơn hết. Dưới cảnh ấy, chư Thiên có lòng phóng dật, trên cảnh ấy, chư Thiên có căn ám độn. Cho nên cảnh ấy là tốt hơn hết. Ai tu Chí, tu Giới, sẽ sanh ở cảnh trên, hoặc cảnh dưới. Ai tu Thí, Giới, Định, sẽ sanh ở cảnh Đâu suất Thiên.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐÂU SUẤT tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận