Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DỊ THỤC NHÂN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DỊ THỤC NHÂN theo từ điển Phật học như sau:
DỊ THỤC NHÂN
DỊ THỤC NHÂN; S. Vipaka-hetu
Cái nhân chín mùi và đổi khác. Khi tạo nhân, thì làm điều ác, như ăn trộm, tà dâm, sát sinh. Khi chịu quả khổ, thì quả khổ không phải là điều ác, mà chỉ là khổ phải chịu đựng, không thể nói là ác hay thiện được. Sách [tr.153] Phật gọi quả vô ký, tức là không phải thiện, không phải ác. Cũng như, một người do trước đây làm ác, bây giờ bị xe cán chết. Sự cố bị xe cán chết không thể gọi là ác hay thiện được, đối vối người bị cán. Nói chung lại, tất cả mọi quả báo đều có tính vô ký.
Nhìn về sự tướng mà nói, trong quá trình nhân thành thục chín mùi, nó cũng đổi khác. Hạt lúa là nhân. Từ khi nó được gieo xuống ruộng, do có sự tác động của ánh nắng, nước, phân và lao động của nông dân, hạt lúa phát triển thành cây lúa, cho không phải một hạt mà là hàng trăm hạt, hàng nghìn hạt.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DỊ THỤC NHÂN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận