Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐỊA TẠNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐỊA TẠNG theo từ điển Phật học như sau:
ĐỊA TẠNG
Tên một vị Đại Bồ Tát, từng phát nguyện độ thoát tất cả chúng sinh ra khỏi cảnh địa ngục, là cảnh khổ sở vô hạn và triền miên. Theo truyền thuyết, cha mẹ Địa Tạng mất sớm, vì tạo nhiều nghiệp nhân ác nên phải đọa địa ngục. Ông tụng kinh Bản nguyện, cứu thoát cha mẹ ra khỏi địa ngục.
“Rằng Địa Tạng dốc lòng tu,
Độ cho cũng được khỏi tù đấng thân.”
(Quan Âm Thị Kính)
Ở các xứ theo Phật giáo Bắc tông, tại các nghĩa địa thường có dựng chùa, am, trong đó thờ tượng Bồ Tát Địa Tạng.
ĐỊA TẠNG KINH
Kinh nói về tiểu sử Bồ Tát Địa Tạng. Kinh đã được dịch ra tiếng Việt do Hòa thượng Trí Tịnh năm 1970.
“Phật rằng Địa Tạng Bồ Tát hiện,
Chư Phật ba đời cùng tán ngưỡng.”
(Kinh Địa Tạng)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐỊA TẠNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận