Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DIÊN HỰU trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DIÊN HỰU theo từ điển Phật học như sau:
DIÊN HỰU
DIÊN HỰU
Tên chùa Một Cột ở Hà Nội. Đại Việt sử ký chép sự tích ngôi chùa như sau:
“Năm đầu Sùng Hưng Đại Bảo, vua Lý Thái Tôn sắc dựng chùa Diên Hựu (1049). Nguyên năm trước, vua nằm mơ thấy Bồ Tát Quan Âm dẫn vua lên đài sen. Tỉnh dậy, vua hỏi đình thần, tất cả đoán là điềm chẳng lành. Có một vị tăng tên là Thiền Tuệ, khuyên nên sớm cất chùa. Vua nghe lời, xuống chiếu cho đào hồ, giữa dựng một cột đá, trên cất đài hoa sen, giống như một hoa sen nổi trên mặt nước. Trong đài, thờ tượng Bồ Tát Quan Âm như thấy trong mộng. Mùa đông tháng 10 dựng xong chùa, họp chư tăng lại tụng kinh cầu cho vua được diên thọ (tức sống thọ –diên thọ tức là kéo dài tuổi thọ, từ đó có từ Diên Hựu. Hựu là phúc).
Tác giả Hoàng Xuân Hãn dịch dẫn về chùa Diên Hựu như sau:
“Ở vườn Tây Cấm, dựng chùa Diên Hựu theo nếp cũ, thêm ý mới của nhà vua. Tạo hồ linh chiểu, trên hồ dựng lên một cột đá, nở một hoa sen ngàn cánh. Trên hoa lại gác một tòa điện, đặt một pho tượng Phật bằng vàng. Chung quanh hồ có hành lang bao quanh, tường vẽ. Ngoài hành lang lại có hồ Khang Bích bao bọc bốn bề. Mỗi bề, có cầu thông ra ngoài sân. Trong sân, kề đầu cầu, ở trước chùa, có dựng hai tháp lợp ngói sứ.”
(trích dẫn cuốn Lý Thường Kiệt)
Thơ dịch nghĩa của Trần Bá Lãm:
Chùa Một Cột.
“Bên trong thành có xóm hoa, trong xóm hoa, có ngôi chùa.
Triều Lý bắt đầu xây dựng gọi là Diên Hựu.
Trong triều, các quan đồng lòng hiệp sức mới có mộng con trai.
Đức Bồ Tát Quan Âm quả linh ứng.”
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DIÊN HỰU tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận