Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DIÊN MẠNG ẤN MINH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DIÊN MẠNG ẤN MINH theo từ điển Phật học như sau:
DIÊN MẠNG ẤN MINH
DIÊN MẠNG ẤN MINH
Khế ấn và chân ngôn được trì tụng trong pháp tu Diên Mạng của Mật giáo.
Đây cũng là ấn minh của bồ-tát Phổ Hiền Diên Mạng. Ấn minh này trong các kinh quĩ có nhiều tên khác nhau: Kim Cương Thọ Mạng Đà-la-ni Niệm Tụng Pháp gọi là “Kim Cương Thọ Mạng Bồ-tát Đà-la-ni Ấn”. Kim Cương Thọ Mạng Đà-la-ni Kinh Pháp gọi là “Kim Cương Thọ Mạng Gia Trì Giáp Trụ Mật Ấn”. Trong 2 bộ kinh quĩ này và bộ Du-già quĩ đều có ghi chép rõ ràng cách ấn khế như sau:
“Hai bàn tay nắm lại thành Kim cương quyền, hai ngón trỏ duỗi ra, áp dính lại, đặt lên đỉnh đầu. Ngón trỏ bên trái biểu thị ngọn gió sinh diệt của phàm phu. Ngón trỏ bên phải biểu thị gió mệnh trong cảnh giới Kim cương bất hoại của chư Phật. Hai ngón trỏ áp dính nhau chỉ cho sinh mạng phần đoạn sinh diệt của chúng sanh và sinh mạng đệ nhất thường trụ của Chư Phật hòa hợp, biểu thị tiến vào chỗ “Bản bất sanh”, tức là trong cảnh giới Kim Cương thọ mạng sinh ra nhất như của chư Phật mà thành tựu công đức kéo dài mạng sống.
Chân ngôn: Án (om: quy mạng) phạ-nhựt-ra (vajra: Kim cương) du sái (yusai: thụ mạng) a phạ ha (svaha: thành tựu)
Từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DIÊN MẠNG ẤN MINH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận