Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DIỆU ÂM trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DIỆU ÂM theo từ điển Phật học như sau:
DIỆU ÂM
DIỆU ÂM
Âm thanh kỳ diệu.
Thiền sư Kiều Trí Huyền đời Lý có bài kệ trả lời câu hỏi về chân tâm của sư Từ Đạo Hạnh. Bài kệ mở đầu bằng câu:
“Ngọc lý bí thanh diễn diệu âm.”
Dịch: Tiếng sâu huyền từ trong viên ngọc phát ra âm thanh kỳ diệu.
Ý tứ là: Trí tuệ Bát Nhã sẵn có trong mỗi người (ví với viên ngọc) luôn phát ra âm thanh kỳ diệu. Con người, muốn giác ngộ, chỉ cần tỉnh giác tỉnh tâm và lắng nghe.
DIỆU ÂM S. Manjughosa
Một trong bốn vị Luận sư nổi danh nhất của Hữu Bộ (Sarvastivada) là một bộ phái [tr.160] Phật giáo lớn, tách khỏi Thượng Tọa bộ. Ông người xứ Tokhara, và là người cùng thời với Luận sư Vasumitra (Thế Hữu).
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DIỆU ÂM tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận